Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thai thứ 24 đến 28 là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho thai nhi. Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh phổ biến ở những thai phụ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Theo đó, khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này vì chế độ dinh dưỡng không cân đối.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ
Contents
1. Tiểu đường thai kỳ gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ và bé
Tiểu đường thai kỳ ở bà bầu thường không gây ra bất kỳ một biểu hiện bất thường nào. Vì thế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất để mẹ phát hiện bệnh. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyến cáo mẹ bầu thực hiện xét nghiệm này trong tuần thai từ 24 đến 28 để có thể kịp thời điều trị.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ dễ xảy ra tiền sản giật, nguy cơ bị băng huyết sau sinh, xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối rất nguy hiểm. Đối với em bé trong bụng sẽ có nguy cơ bị béo phì sau khi sinh, các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch, có khả năng bị dị dạng, suy hô hấp cấp và dễ hạ đường huyết.
2. Quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đối với các mẹ bầu
Xét nghiệm thử glucose (GCT) là bước đầu tiên trong xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây là một xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ, để bác sĩ quyết định mẹ bầu có cần kiểm tra tiếp hay không. Khi đến làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống một dung dịch ngọt có chứa 50g glucose có vị như vị soda hoặc cam, chanhh. Mẹ cần uống hết trong vòng 5 phút và ngồi đợi trong 1 tiếng.
Sau đó, bệnh viện sẽ tiến hành trích máu từ ngón tay và xử lý theo đúng quy trình, kĩ thuật để kiểm tra mức đường huyết. Kết quả sẽ được thông báo sau một vài ngày. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 phụ nữ mang thai có kết quả dương tính mới thực sự mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, nếu lượng đường trong máu của cơ thể mẹ cao hơn 200mg/dL thì mẹ sẽ không phải bổ sung thêm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Trường hợp lượng đường trong máu của mẹ là 140 mg/dL hoặc nhiều hơn thì các mẹ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu sẽ bị các hãng hàng không từ chối “vận chuyển” nếu thuộc 6 trường hợp sau
Xét nghiệm dung nạp glucose là bước tiếp theo trong xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm này lâu hơn và cho kết quả chắc chắn về tình trạng tiểu đường thai kỳ của bà bầu. Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng.
Vì thế, vào đêm trước khi xét nghiệm, mẹ nên để bụng trống trước khi tiến hành xét nghiệm nhé! Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu đầu tiên vào lúc này để kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể chuyển hoá đường.
Cách một giờ, bà bầu sẽ được lấy mẫu máu sau khi uống một lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Sau 3 lần lấy máu để kiểm tra, nếu có từ 2 kết quả dương tính, bác sĩ sẽ kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.
3. Những lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và thai nhi, nhưng có thể sẽ gây cảm giác buồn nôn ngay sau khi uống dung dịch glucose.
- Các mẹ nên mang theo một ít thức ăn để tránh bụng đói cồn cào ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng.
- Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chuẩn bị sách, máy nghe nhạc, máy tính bảng hay bất kỳ vật gì để giải trí trong lúc chờ đợi.
- Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trước tuần thứ 24 nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy hàm lượng đường cao. Nếu kết quả là bình thường, mẹ vẫn nên thực hiện một lần nữa vào tuần 24 đến 28 của thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có thể mất con như chơi khi ăn quá nhiều quả vải
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Xét nghiệm này không gây hại cho mẹ và bé nên mẹ đừng ngại khi đi xét nghiệm đường huyết. Và mẹ nhớ tiến hành đúng thời điểm để kịp thời phát hiện và điều trị nhé!
Ánh Ngọc tổng hợp