Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Rate this post

Siêu âm đầu dò được tiến hành bằng cách đưa đầu dò vào đường âm đạo của mẹ để kiểm tra tình hình thai kỳ.

Bạn đang đọc: Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Một số thông tin cho rằng siêu âm đầu dò có thể gây sẩy thai khiến nhiều mẹ băn khoăn, lo lắng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Tìm hiểu về siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Siêu âm đầu dò sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.

Siêu âm đầu dò cần được thực hiện với kỹ thuật chuyên sâu, nhất là đối với phụ nữ mang thai để tránh các tổn thương có thể xảy ra với cổ tử cung và tử cung.

Tuy nhiên cách siêu âm này cho kết quả chính xác hơn siêu âm thành bụng nên trong một số trường hợp cần phải tiến hành để xác định tình trạng sức khỏe thai kỳ mẹ bầu.

Tác dụng của siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò thường chỉ được tiến hành khi bác sĩ nghi ngờ và cần kiểm tra các bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,…

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Ở mẹ bầu, trong giai đoạn mang thai sớm, siêu âm thành bụng không hiển thị được hình ảnh vì phôi thai nhỏ nên cần phải tiến hành siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò có thể xác định được chính xác tình trạng mang thai ngoài tử cung nếu có. Phương pháp siêu âm này cũng đánh giá được tim thai sớm.

Trong một số trường hợp thai nhi lớn nhưng bác sĩ nghi ngờ thai bị nhau tiền đạo nhưng vị trí thai che khuất sóng siêu âm thành bụng thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.

Siêu âm đầu dò có hại không?

Vậy với những rủi ro mà siêu âm đầu dò có thể gây ra thì siêu âm đầu dò có hại không? Câu trả lời là không mẹ nhé, mức độ rủi ro này là rất thấp.

Trong quá trình siêu âm đầu dò sẽ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không gây ra các tổn thương cho tử cung và cổ tử cung.

Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

>>>>>Xem thêm: Bí quyết chăm sóc tóc dành cho mẹ bầu

Tuy nhiên, siêu âm đầu dò có thể kích thích cổ tử cung, chính vì vậy trong trường hợp thai nhi yếu ớt thì bác sĩ sẽ không chỉ định cách siêu âm này.

Mẹ bầu cần đi tiểu trước khi tiến hành siêu âm để làm rỗng bàng quang, tránh cản trở sóng siêu âm. Bên cạnh đó cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để siêu âm thuận lợi.

Một điều quan trọng là mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành siêu âm để tránh các rủi ro do khả năng thực hiện hạn chế gây ra.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *