Chích ngừa uốn ván khi mang thai đối với mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván nhằm tạo kháng thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván trong khi mang thai để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Hiểu rõ hơn về vấn đề này, Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Contents
1. Phụ nữ mang thai cần chích ngừa uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do nhiễm vi trùng Clostridium tetani trong lúc sinh. Vi trùng này tiết độc tố thần kinh mạnh và vào theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung cho người mẹ với tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%. Còn với em bé, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh dẫn đến hơn 95% gây tử vong.
Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm chủng phòng uốn ván, do đó không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong sinh đẻ tại các cơ sở y tế còn yếu kém cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván. Tiêm phòng uốn ván hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi mà ngược lại có thể phòng uốn ván sơ sinh cho con. Vì thế, phụ nữ cần được chích ngừa uốn ván khi mang thai để bảo vệ chính mình và cả con yêu.
2. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm, bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh, còn em bé có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Nếu chưa được tiêm phòng uốn ván thì thai phụ phải tiêm 2 mũi trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và tiêm mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Trường hợp thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc đã tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
Tìm hiểu thêm: Mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai và cách xử lý
3. Lưu ý chích ngừa uốn ván khi mang thai
Chích ngừa uốn ván khi mang thai là một trong những điều bắt buộc trong thai kỳ, để phòng ngừa uốn ván cho mẹ cũng như uốn ván sơ sinh cho con. Dưới đây là những lưu ý tiêm khi phòng uốn ván cho các mẹ bầu:
- Mẹ bầu muốn tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai thì cần tiêm trước ít nhất 3 tháng.
- Khoảng thời gian phù hợp nhất tiêm phòng uốn ván là 3 tháng giữa thai kỳ, tránh 3 tháng đầu thai kỳ chưa ổn định, có thể gây sảy thai.
- Trường hợp thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước sinh ít nhất 1 tháng. Những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.
>>>>>Xem thêm: Nước uống đóng chai và những nguy cơ sức khỏe đối với mẹ bầu
- Việc tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện tại các cơ sở y tế như trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa để có được sự chăm sóc và kiểm tra tốt nhất.
- Sau khi tiêm, mẹ bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ do vaccine gây ra như sốt 38 – 39 độ, chỗ tiêm nổi hạch hoặc xuất hiện quầng đỏ và sưng đau… Nếu xảy ra các phản ứng ngoài dự đoán cần đưa đến bác sĩ để xử lý ngay.
Chích ngừa uốn ván khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi và là một trong những điều quan trọng cần thiết. Các mẹ nên nhanh chóng thực hiện tiêm phòng, để bảo vệ cho bé được an toàn, trước những nguy hại do vi trùng uốn ván gây ra. Đây là phương pháp chủ động lại không tốn kém quá nhiều chi phí, nên mẹ bầu cần theo dõi lịch tiêm chủng, để thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trong thai kỳ. Và các mẹ bầu nhớ nhé, để đảm bảo đạt được hiệu quả phòng bệnh tối đa, mẹ bầu nên tiêm uốn ván mũi đầu tiên ở tuần 22 và tiêm mũi thứ 2 nhắc lại ở tuần 26 nhé.
Ánh Ngọc tổng hợp