Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh rất phổ biến. Trung bình, mỗi trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng này từ 5 đến 8 lần trong 1 năm. Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về dấu hiện nhận diện của căn bệnh viên đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, để từ đó có cách xử trí thích hợp nhé!
Bạn đang đọc: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân và biện pháp xử lý
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh… Bệnh thường chuyển biến mạnh vào mùa lạnh và khi có thời tiết chuyển mùa.
Contents
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện một số dấu hiệu sau: Trẻ bị nghẹt mũi hay sổ mũi. Trẻ bị ho, hắt hơi, đau họng. Mắt trẻ sơ sinh đỏ, ngứa và mọng nước. Trẻ trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh, khó chịu và hay quấy khóc. Trẻ hay ớn lạnh, sốt từ 1 đến 3 ngày kèm theo các cơn đau đầu, đau mình, đau cơ.
Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, những biểu hiện trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Tùy theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng mà xuất hiện các triệu chứng tương ứng. Nếu trẻ bị nhẹ, triệu chứng chỉ đơn thuần là sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ đã sốt thì bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng hơn và hệ miễn dịch của trẻ đang tích cực làm việc, để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh thường kèm theo các triệu chứng liên quan đến sốt – Ảnh Internet
2. Khi nào dễ xuất hiện viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Thời điểm chuyển mùa và thời tiết lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh về đường hô hấp bùng phát. Nhưng thế không có nghĩa là bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh không xuất hiện vào mùa nóng. Việc môi trường sống bị ô nhiễm cũng khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, vì đường hô hấp trên sẽ là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí bị ô nhiễm.
Mở điều hòa quá lạnh hay để quạt thổi thẳng vào mặt trẻ sơ sinh cũng là những thói quen gây hại, ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của trẻ, lâu ngày làm xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh cũng dễ xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với người bệnh, bằng việc trẻ vô tình hít thở phải không khí đã có vi khuẩn, vi-rút khuếch tán từ những giọt nước bọt, nước mũi li ti sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn.
Tìm hiểu thêm: Đặt tên con gái 2020 với top 50 tên đẹp nhất bố mẹ hãy tham khảo ngay
3. Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh mắc các bệnh về viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh phổ biến nhưng thường sẽ không nghiêm trọng. Mẹ có thể chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà và trẻ sẽ hết bệnh sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc hợp lí. Tổng thời gian từ khi phát bệnh đến khi hết bệnh của trẻ khoảng 2 tuần và trong phần lớn trường hợp, mẹ không cần cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào để hỗ trợ, nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ bị sốt , mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, lau người cho trẻ thường xuyên, mặc ít quần áo và sử dụng thêm thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em.
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh thường khiến trẻ ăn không ngon, đờm dãi tích tụ nhiều trong họng, trôi xuống thực quản dễ khiến trẻ bị buồn nôn, nôn. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn lỏng, dễ nuốt. Không ép trẻ bú hay ăn quá nhiều mà chia ra thành nhiều lần, mỗi lần từng chút một.
Trong thời gian tái phát các bệnh về viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, tránh cho trẻ tiếp xúc với không khí quá khô. Mẹ có thể mở máy lạnh, nhưng nên mở hé cửa sổ hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm. Tránh để quạt thổi thẳng vào mũi, miệng, cổ trẻ.
>>>>>Xem thêm: Dịch vụ giữ trẻ đỡ đần cho mẹ những ngày bận rộn
Khi trẻ đã có các dấu hiệu về bệnh viêm đường hô hấp trên, mẹ phải theo dõi những triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng. Nếu trẻ mắc bệnh kèm theo các triệu chứng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện vì lúc này, bệnh có thể chuyển sang dạng viêm đường hô hấp dưới và gây viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ có cách chăm sóc con tốt hơn, phòng tránh bệnh tốt hơn, giúp bé khỏe mạnh và sẵn sàng đương đầu với những ngày thời tiết giao mùa, chuyển lạnh. Chúc các mẹ chăm con ngày càng phát triển.
Ngọc Hoài tổng hợp