Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên biết
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh về đường hô hấp dưới, hay còn gọi là sưng cuống phổi. Tuy nhiên, bệnh chưa xuống phổi, chỉ là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản. Bệnh rất dễ xảy ra và phổ biến ở mọi trẻ sơ sinh, bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần nếu có cách điều trị hợp lí.
Contents
1. Nguyên nhân mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Những vi khuẩn trẻ tiếp xúc hằng ngày như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này bình thường có sẵn trong khoang mũi – họng nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, những lúc cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém đi, những vi khuẩn này sẽ “tràn ra” và tấn công trẻ, chúng hoạt động mạnh mẽ và phát triển với số lượng ngày càng lớn làm tăng độc tính khiến trẻ nhiễm bệnh.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cũng có thể do trẻ sống trong môi trường có không khí ô nhiễm. Trẻ phải thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc lá hay mùi của các loại hóa chất… khiến phổi trẻ bị sung cuống.
Việc thời tiết thay đổi nhanh, đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh trong thời gian ngắn cũng làm cơ thể trẻ không thích nghi được dẫn đến viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Những trẻ sinh non hoặc những trẻ đang mắc một số bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hen suyễn đều có nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Bé sơ sinh bị hăm tã nặng mẹ phải làm thế nào?
2. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu như: cảm lạnh, ho, viêm mũi, viêm xoang. Nếu trẻ gặp phải những dấu hiệu này mà không được điều trị kịp thời sẽ lan đến hai cuống phổi, làm cho khí quản bị sưng phồng, đỏ tấy và có dịch nhầy ứ đọng trong phổi. Đến giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu sốt kéo dài kèm với ho nhiều , ho kéo dài, ho sâu, khó thở, đau rát cổ họng, xuất hiện đàm đặc có màu xanh, vàng hoặc xám. Khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau ngực.
3. Đối phó với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Đều điều trị và ngăn ngừa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ như sau:
- Phải đảm bảo môi trường sống của trẻ sạch sẽ, trong lành, thoáng khí, tránh cho trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại, đặc biệt là mùi thuốc lá.
- Hạn chế viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bằng cách hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn để mát trong tủ lạnh, dễ khiến trẻ dễ bị viêm họng. Trong việc ăn uống hằng ngày, đảm bảo trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất để khỏe mạnh. Tăng cường các loại thức ăn làm tăng tính đề kháng trong thực đơn hằng ngày.
- Hạn chế cho trẻ nằm máy lạnh, nếu bắt buộc phải cho trẻ nằm, mẹ nên có cách tăng chỉnh nhiệt độ phù hợp. Không nên để quạt của điều hòa hay quạt chĩa thẳng vào cơ thể trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh và 4 điều mẹ cần lưu ý
Trong những ngày thời tiết giao mùa, mẹ phải chú trọng việc giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, cũng không được mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh, dẫn tới viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản , mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, giúp cho đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, giúp trẻ tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường cho bé bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, bệnh mãn tính…
Hy vọng bài viết của Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ trên đây giúp các mẹ có thêm thông tin để chủ động ngăn ngừa, điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh hơn.
Ngọc Hoài tổng hợp