Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh chính là chủ đề hôm nay Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng các mẹ. Mũi của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó, chỉ cần một thay đổi nhỏ về thời tiết cũng khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp. Để ngăn ngừa điều này, Blogtretho.edu.vn sẽ hướng dẫn mẹ các vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh “đúng chuẩn”.
Bạn đang đọc: Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh “đúng chuẩn” mẹ nên biết
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh là một việc làm rất quan trọng để loại bỏ được chất nhờn, các dị vật, vi khuẩn trong mũi, giúp vùng mũi luôn sạch sẽ. Điều này còn giúp hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng tới hô hấp của trẻ.
Contents
1. Tai sao nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh?
Thời tiết thay đổi làm dịch mũi xuất hiện, dịch mũi của trẻ khi mới ủ bệnh thường loãng và trong. Sau một thời gian bệnh nặng hơn, dịch sẽ chảy nhiều, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, đặc sệt và có mùi tanh. Lúc này, vi khuẩn đã sinh sôi, phát triển. Nếu mẹ không vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, dịch mang vi khuẩn sẽ chảy vào tai gây ra bệnh viêm tai và chảy xuống họng gây viêm họng.
2. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
Chuẩn bị:
- 1 chai nước muối sinh lý hoặc nước muối biển.
- Dụng cụ hút, rửa mũi.
- Khăn mềm, sạch lau mũi.
- Tăm bông.
Cách thực hiện:
Đặt trẻ nằm xuống giường ở tư thế nằm nghiêng một bên. Để vòi phun chai nước muối gần lỗ mũi trẻ. Dùng chai xịt dung dịch vào mũi trong khoảng 2 – 3 giây. Lấy khăn sạch lau sạch dịch mũi và nước chảy ra. Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại của bé.
Nếu dịch mũi đặc, không chảy ra ngoài, mẹ hãy sử dụng tới dụng cụ hút mũi cho bé. Sau khi xịt nước muối, một tay mẹ giữ đầu của trẻ, một tay cầm dụng cụ hút mũi để sát vào lỗ mũi trẻ rồi từ từ bóp bình khí. Sau đó thả tay khỏi bình khí để hút không khí trở lại bình đồng thời tạo thành lực kéo đẩy chất nhầy ra theo. Khi đã hút được nước mũi, mẹ lôi dụng cụ ra ngoài, bóp bình khí thật mạnh để chất nhầy ra khỏi dụng cụ, lau sạch đầu hút và tiếp tục với bên còn lại.
Sau khi hút mũi xong, mẹ hãy giữ trẻ nằm im trong khoảng 10 giây vì nước muối và dịch nhầy sẽ trôi xuống họng gây cảm giác nôn ói. Những lần hút đầu tiên, có thể trẻ sẽ nôn ói cho đến khi hết phần dịch nhớt. Sau nhiều lần hút mũi như thế, trẻ sẽ không còn phản ứng nôn ói nữa. Cuối cùng, dùng tăm bông nhẹ nhàng lau khô mũi cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Hút thai bị sót và những điều lưu ý chị em cần nắm kĩ
3. Những lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Các dụng cụ để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh phải đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ trước khi tiến hành. Vào mùa hè, mẹ không cần làm ấm dung dịch nước rửa mũi nhưng vào mùa đông thì mẹ nên áp dụng cách này. Vì mũi trẻ khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến các niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm.
Ưu tiên dùng nước muối sinh lí để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, khi trẻ có các triệu chứng viêm mũi. Tránh dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên vì mũi trẻ tiếp xúc nhiều với nước muối sẽ làm niêm mạc mũi dễ bị teo, gây ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của trẻ.
Nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trước khi ăn để trẻ không bị nôn trớ trong quá trình rửa mũi. Nên tiến hành vệ sinh mũi cho bé lúc bé còn thức để nước mũi không chảy vào họng gây nôn trớ.
>>>>>Xem thêm: Trị rạn da sau sinh với các nguyên liệu đơn giản giúp mẹ lấy lại sự tự tin
Mẹ tuyệt đối không dùng miệng mình để hút nước mũi cho trẻ, vì cách làm này rất mất vệ sinh, có thể khiến vi khuẩn từ miệng mẹ lây sang mũi trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ, nó không những không giúp trẻ dễ thở hơn, mà còn khiến niêm mạc mũi trẻ bị bỏng.
Hy vọng, với thông tin về cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh mà Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ, mẹ sẽ có cách bảo vệ mũi cho con trong những ngày thời tiết “ẩm ương”, giao mùa. Chúc các mẹ thành công, nuôi con khỏe, chăm con ngoan.
Ngọc Hoài tổng hợp