Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Rate this post

Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì? Đây là một câu hỏi mà khá nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ đã đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế, các mảng trắng trong miệng bé cũng không phải là dấu hiệu của bệnh gì hiếm lạ, bởi vì nếu bé nhà mẹ đang bị như vậy thì có thể là bé đang nhiễm nấm Candida đấy.

Bạn đang đọc: Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nấm Candida là một loại nấm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé nhiễm phải nấm này thì trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu rõ ràng nhất mà mẹ có thể nhận biết. Vậy phải làm sao để trị được nấm Candida? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Nấm Candida là gì?

Nấm Candida là một loại bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật men đơn bào có tên gọi Candida albicans gây ra. Loại nấm này thường phát triển trên da, trong đường ruột và màng nhầy. Tuy nó không gây nguy hiểm đối với cơ thể khỏe mạnh hay có nhiều lợi khuẩn nhưng khi gặp điều kiện thích hợp, Candida sẽ phát triển nhanh chóng và có triệu chứng rõ ràng.

2. Nguyên nhân trong miệng bé có các mảng trắng

Trong miệng bé có các mảng trắng là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đã bị lây nhiễm nấm Candida. Vậy tại sao bé lại bị nhiễm loại nấm này? Mẹ có thể nghĩ đến một vài nguyên nhân sau đây trước khi điều trị cho bé:

  • Bé có thể bị nhiễm nấm từ khi được sinh ra, đặc biệt là những bé sinh thường, vì có nhiều trường hợp mẹ đã hoặc đang bị nhiễm nấm âm đạo sẽ lây sang con trong quá trình sinh nở.

Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

  • Bé uống thuốc kháng sinh quá sớm có thể làm trong miệng bé có các mảng trắng do nhiễm nấm. Bởi vì một số trường hợp, thuốc kháng sinh có thể “vô tình” giết chết các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé, làm mất cân bằng men tiêu hóa và tạo điều kiện để nấm phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Tương tự như vậy, không chỉ khi bé dùng kháng sinh trực tiếp mà nếu mẹ dùng kháng sinh rồi cho bé bú sữa của mình cũng sẽ làm con bị nhiễm nấm nữa đấy. Đây là điều mẹ cần lưu ý trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ bị nhiễm nấm trên đầu ti thì khi bé ngậm vào để bú cũng sẽ khiến trẻ bị nhiễm nấm trong khoang miệng. Ngược lại, nếu bé bị nhiễm nấm trước thì khi bú mẹ cũng có thể làm đầu ti của mẹ nổi vảy trắng do nấm đấy.
  • Đây đều là các nguyên nhân không thể chính xác 100%, nhưng nó vẫn là những điểm mẹ cần lưu ý để hạn chế việc trẻ sơ sinh bị nấm.

Tìm hiểu thêm: Chứng lồng ruột ở trẻ – một tình trạng bệnh lý nguy hiểm các mẹ cần biết

Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

3. Dấu hiệu bé bị nhiễm nấm Candida

Trước tiên, dấu hiệu mẹ dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là việc trong miệng bé có các mảng trắng. Đặc biệt là đối với lưỡi của bé sơ sinh , mẹ nên dùng một miếng gạc sạch để chà vào lưỡi bé xem đó là mảng trắng do nấm hay chỉ là sữa mẹ đọng lại sau khi bé bú. Sau khi xác định bé thật sự bị nấm trong miệng thì mẹ có quan sát xem bé có cảm thấy khá khó chịu nên thường quấy khóc và lười bú hay không, nếu có thì hẳn là bé đã bị nhiễm nấm.

4. Cách giúp bé hết bị nấm

Trước tiên, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ dùng thuốc trị nấm cho bé thế nào.

Thứ hai, nếu mẹ hoặc bé đang bị nhiễm trùng nấm men thì mẹ nên sử dụng các loại thuốc như nystatin hoặc clotrimazole để bôi trên đầu ti của mình nhằm ngăn ngừa việc nấm lây lan. Hơn nữa, khi làm điều này thì sẽ giúp cả mẹ và bé đều được trị nấm cùng nhau nữa đấy.

Trong miệng bé có các mảng trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Nhạc cho bé ngủ ngon giúp con phát triển trí não tốt

Thứ ba, mẹ nên thường xuyên vệ sinh núm vú của mình để khi bé bú được sạch sẽ hơn. Song song đó, mẹ cũng nên tập thói quen vệ sinh khoang miệng cho bé bằng nước lọc hoặc dùng gạc sạch để chà lưỡi và nướu cho con, nhưng lưu ý là mẹ nên làm nhẹ nhàng thôi để tránh làm bé bị đau nhé.

Trong miệng bé có các mảng trắng tuy không có gì nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng mẹ cũng không nên chủ quan, vì bé bị nấm lưỡi có thể quấy khóc và bỏ bú dẫn đến chậm tăng cân đấy. Do đó, mẹ hãy quan sát bên trong vùng miệng của bé thường xuyên để theo dõi tình hình bệnh nấm của con, nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để trẻ được chữa nấm đúng cách. Blogtretho.edu.vn xin chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và nhanh hết bệnh để ăn nhiều chóng lớn nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *