Trẻ sơ sinh mọc răng sớm là trường hợp thường thấy ở trẻ. Tùy cơ địa của mỗi bé khác nhau mà răng có thể mọc sớm hay muộn, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nhé. Một số trẻ mọc răng dễ dàng, số còn lại thì trong quá trình mọc răng lại có những khó khăn xuất hiện như đau ốm, sốt…
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không?
Trẻ sơ sinh mọc răng thường nằm trong khoảng 4 – 8 tháng tuổi, giới hạn của tuổi mọc răng ở trẻ thường là 6 – 7 tháng tuổi cho đến khi bé được 1-2 tuổi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh mọc răng sớm còn có thể do yếu tố di truyền, sự bổ sung vitamin A, vitamin D.
Contents
1. Trẻ sơ sinh mọc răng sớm, muộn có ảnh hưởng gì không?
Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy bố mẹ đừng quá lo lắng khi con yêu mọc răng quá sớm hay quá muộn nhé.
Có khá nhiều trường hợp trẻ mọc răng sớm, cụ thể có những bé sinh ra đã có răng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm chiếm tỉ lệ 1/2000 và có những trẻ đến tháng thứ 3 đã có dấu hiệu mọc răng. Bên cạnh đó có những bé đến tháng thứ 10, thậm chí 1 tuổi mới mọc răng.
Theo các nghiên cứu thì thời gian mọc răng của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Yếu tố di truyền : có thể con bị ảnh hưởng bởi gen di truyền của bố hoặc mẹ. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu xem thời điểm mọc răng của chính bản thân và những người thân trong gia đình thế nào để xác định thời gian mọc răng cho bé.
Yếu tố dinh dưỡng : Cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì khả năng mọc răng sẽ cao hơn so với những bé còn lại. Trường hợp mẹ có nền tảng dinh dưỡng tốt, sữa đủ chất thì con cũng nhanh mọc răng hơn. Do đó, nếu con chậm mọc răng, mẹ cần lưu ý việc bổ sung dinh dưỡng cho chính bản thân mình để lượng sữa mẹ đủ chất cần thiết cho bé.
Với những trường hợp ngoài 14 tháng tuổi nhưng răng chưa mọc thì có thể đó là biểu hiện của sản ngoại. Do đó, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương án xử lí phù hợp.
2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Để nhận biết bé nhà mình đã bắt đầu mọc răng hay chưa, mẹ có thể theo dõi và quan sát những dấu hiệu thường gặp sau đây:
2.1 Thức giấc nửa đêm
Bé sắp mọc răng thường trằn trọc khó ngủ, con hay dậy giữa đêm và quấy khóc bố mẹ. Lúc này mẹ hãy dỗ con bằng cách ôm, âu yếm, vỗ nhẹ và hát ru nhé.
Tìm hiểu thêm: 5 công thức nấu cháo gà cho bé ăn dặm ngon hơn mỗi ngày
2.2 Chảy nước dãi
Dấu hiệu rõ nhất của trẻ sơ sinh mọc răng đó là chảy nước dãi. Hãy lau miệng cho con yêu bằng khăn mềm và nên lau cả vùng cằm, cổ để tránh việc nước dãi gây hăm.
2.3 Gặm ngón tay, đồ chơi
Một dấu hiệu dễ nhận biết bé sắp mọc răng đó là cho tay vào miệng và nhai, việc này giúp con bớt đi sự ngứa ngáy, khó chịu ở nướu. Bố mẹ nên chú ý vệ sinh sạch tay cho con để tránh vi khuẩn xâm hại cơ thể.
Bên cạnh đó, con còn bỏ bất kì mọi thứ vào miệng. Lúc này hãy cho con nhai một vật bằng cao su hoặc đồ mềm để làm dịu cơn đau nhức.
2.4 Má ửng hồng
Khi mọc răng các dây thần kinh xung quanh bị kích ứng lây lan gây nên tình trạng má ửng đỏ hồng. Lúc này thân nhiệt của bé sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mẹ nên theo dõi sát sao để xử lý phù hợp.
2.5 Nướu sưng đỏ
Nướu sưng đỏ là dấu hiệu rõ ràng và chắc chắn nhất báo nhiệu trẻ chuẩn bị mọc răng. Để làm dịu nướu bị sưng hãy nhẹ nhàng xoa ngón tay sạch lên nướu con hoặc dùng một chiếc khăn mềm được làm lạnh và chạm nhẹ vào đó nhiều lần.
Khi sờ vào nướu nếu cảm nhận được những chồi răng nhú lên thì hãy chuẩn bị cho việc những chiếc răng đầu tiên của con yêu sắp mọc.
3. Những cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh mọc răng
Các mẹ có thể cho con ngậm núm vú cao su giả, vòng mọc răng để làm giảm đi sự khó chịu cho trẻ. Trong trường hợp con khó chịu, mệt mỏi và đau dữ dội phải lập tức đưa con đến bệnh viện để bác sĩ có cách xử lý phù hợp.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh , hay thuốc giảm đau cho trẻ. Tất cả đơn thuốc phải uống theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp con bị sốt nhẹ mẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung lượng nước cho con.
>>>>>Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh khoa học với 4 lưu ý quan trọng chị em cần ghi nhớ
Trẻ sơ sinh mọc răng thường chảy nước dãi nhiều vì vậy mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con thật tốt bằng cách sử dụng miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh đầu ngón tay và lau thật nhẹ nhàng.
Nếu con đã bước vào thời kỳ ăn dặm thì mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và nhiệt độ thức ăn vừa phải. Đừng quên bổ sung lượng canxi cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh mọc răng sớm hay muộn hẳn không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh khi đọc bài viết trên đây. Mỗi bé sẽ trong quá trình phát triển, đều có những đặc điểm rất khác nhau về thể chất khác nhau vì vậy mẹ đừng quá lo lắng thái quá khi thấy con mọc răng sớm hay muộn so với bạn bè cùng tháng tuổi. Mẹ hãy luôn bình tĩnh, tìm hiểu, cập nhật kiến thức liên quan đến dấu hiệu mọc răng của con, có những kỹ năng chăm sóc trẻ mọc răng thật tốt, để đồng hành với con một cách thuận lợi ngay từ những chiếc răng sữa đầu tiên mẹ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp