Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

Rate this post

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một trong những tình trạng bệnh khá phổ biến ở trẻ, nhất là vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ theo dõi sát sao, biết cách lắng nghe những cơn ho của trẻ để xác định nguyên nhân và có cách chăm sóc hợp lý, thì việc điều trị dứt điểm cho con cũng hết sức dễ dàng.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

1. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm được xác định như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là tình trạng bé ho kèm theo đờm nhớt trong cổ họng. Trẻ thường có cảm giác khó thở, nghẹt thở, quấy khóc, lười bú, mệt lả. Tình trạng này không chỉ làm bé khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cũng như sức khỏe nói chung của bé.

Việc khạc đờm là phản ứng tự nhiên của cơ thể với mục đích loại bỏ vi khuẩn và đờm nhớt trong cổ họng, giúp việc thở cũng như bú mẹ hoặc nuốt thức ăn dặm cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều khi việc cố gắng khạc đờm ra ngoài lại vô tình khiến cho cổ họng của trẻ bị tổn thương, trầy xước… Vì vậy, bố mẹ cần quan sát kỹ từng biểu hiện của con, dù là nhỏ nhất để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Đờm là một trong những dịch tiết của đường hô hấp, có tác dụng bám dính virus, vi khuẩn. Thông qua hệ thống lông mao và phản xạ ho, đờm sẽ được đẩy ra bên ngoài. Nói cách khác, đây là một phản xạ có lợi cho cơ thể bé. Tuy nhiên, nếu lượng đờm nhớt quá nhiều, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển dễ dàng, gây bội nhiễm đường hô hấp của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường, có các nguyên nhân chính như: dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và cảm lạnh…

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

3. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là bệnh gì

Dựa vào màu sắc của đờm khi bé ho, bố mẹ có thể đoán được phần nào về tình trạng sức khỏe của con.

  • Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trắng đục

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm trắng đục có thể coi là nhẹ nhất. Lúc này, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường hô hấp hay bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản. Bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị ngay lập tức, nhằm tránh tình trạng bệnh của con diến tiến nặng, chuyển sang giai đoạn đờm có màu vàng hoặc màu xanh, tệ hơn là có lẫn máu hồng trong đờm. Khi đó, việc chữa trị sẽ khó khăn, không những mất nhiều thời gian hơn mà còn nguy hiểm cho bé.

  • Trẻ sơ sinh bị ho có đờm vàng hoặc xanh

Khi bé nhà bạn gặp phải tình trạng này, bố mẹ phải đặc biệt lưu ý vì lúc này trẻ đã bị nhiễm khuẩn nặng, thường là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. 

  • Trẻ sơ sinh bị ho có đờm màu hồng

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà đờm nhìn có màu hồng, màu máu, bố mẹ phải đặc biệt cẩn thận.  Đờm màu hồng có thể là dấu hiệu của tình trạng phù phổi cấp hoặc một bệnh nguy hiểm về phổi. Lúc này, trẻ cần phải được điều trị ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng phổi nặng.

Tìm hiểu thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

4. Điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm

4.1 Điều trị trẻ sơ sinh bị ho có đờm bằng thảo dược dân gian

Bố mẹ có thể tham khảo những mẹo điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm dưới đây:

Dùng củ nghệ tươi : Lấy 1 củ nghệ đem giã nhỏ, rồi thêm 1 ít nước lọc cùng với 5g đường phèn vào. Sau đó, mẹ đem hỗn hợp đi chưng cách thủy khoảng 10 phút, để nguội, cho bé uống với liều dùng là 1/2 thìa cà phê, ngày 2 – 3 lần.

Dùng lá hẹ : Rửa sạch khoảng 10 lá hẹ rồi xay nhuyễn, cho vào bát sứ, thêm 1 ít đường phèn. Sau đó, mẹ đem chưng cách thủy chừng 15 phút, để nguội, cho bé uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 3 lần.

Dùng hoa đu đủ đực và lá tía tô : Cho hoa đủ đủ đực, tía tô đã rửa sạch (mỗi thứ khoảng 15g) và 1 ít đường phèn, nước lọc vào cùng 1 bát sứ, rồi đem hấp cách thủy hỗn hợp này 10 – 15 phút. Sau đó, mẹ để nguội, cho con uống mỗi lần khoảng 1/2 thìa cà phê, ngày 2 – 3 lần.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

4.2 Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm

  • Những điều nên làm

– Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm nhớt, giúp việc tống đờm ra ngoài được dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm cho bé một số loại nước ép trái cây nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố và long đờm hiệu quả.

– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tiếp tục cho con bú mẹ bình thường. Nếu con đang trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nhớ tập cho bé thói quen không kén ăn để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

– Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, nơi sinh hoạt của trẻ để hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm.

– Tùy vào điều kiện thời tiết mà lựa chọn quần áo phù hợp với trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ được ấm áp, dễ chịu.

– Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà không khạc ra được, bố mẹ có thể bế bé theo tư thế đầu trẻ cúi xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để đẩy đờm ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

  • Những điều cần tránh

– Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào, nhất là thuốc cắt cơn ho nếu không có chỉ định, hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà dùng thuốc cắt cơn ho rất dễ khiến cho đờm tích tụ nhiều ở cổ họng, có thể gây tắc thở, thậm chí dẫn đến tử vong.

– Tránh để bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích: khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tạo hương…

– Giai đoạn cho con bú, mẹ cũng không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ, cay hay uống những đồ uống có cồn vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

– Tránh môi trường khô lạnh: Cơn ho có đờm thường xuất hiện và trầm trọng hơn khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, trẻ sơ sinh bị ho có đờm cần được ở trong môi trường nhiệt độ ấm áp. Lời khuyên cho các bố mẹ là không nên cho trẻ nằm điều hòa hoặc phòng ngủ có máy quạt xông thẳng vào người. Điều này sẽ dẫn đến đường thở bị khô, làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng, khiến cho tình trạng ho có đờm của trẻ kéo dài dai dẳng.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu bố mẹ chủ quan thì tình trạng bệnh của con sẽ diễn tiến nhanh chóng, rất khó kiểm soát. Nếu bé yêu nhà mình chỉ bị ho ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo những mẹo trị ho kết hợp với những hướng dẫn chăm sóc ở trên để điều trị cho con. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho có đờm mức độ nặng, bố mẹ phải cho trẻ nhập viện ngay để được chẩn đoán, chỉ định dùng kháng sinh đúng cách, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc các bố mẹ chăm con thật tốt, chúc các thiên thần nhí luôn khỏe mạnh!

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *