Chăm sóc mẹ sau sinh là một việc quan trọng cần thiết. Vì, sau khi trải qua quá trình mang thai và sinh con, cơ thể mẹ cần nhiều điều kiện để hồi phục. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ cùng chị em những bí quyết, sao cho việc chăm sóc mẹ sau sinh thật hiệu quả; chu đáo, chị em cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh khoa học và an toàn
Contents
1. Chăm sóc mẹ sau sinh hiệu quả – bí quyết từ chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý
Thời điểm sau sinh, các mẹ cần chăm sóc bản thân rất nhiều và rất kỹ. Trong việc chăm sóc này, dinh dưỡng là yếu tố đầu tiên được đề cập. Dinh dưỡng thời gian này cực kỳ quan trọng, không chỉ để giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe toàn diện, còn là nền tảng cho nguồn sữa dồi dào chất lượng dành cho em bé.
Có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất được xem là bí quyết mang tính rất hiển nhiên trong việc chăm sóc mẹ sau sinh. Vì, mẹ ăn gì thì con khi bú sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng ấy. Bên cạnh đó, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp các mẹ có đủ chất cần thiết, khi cơ thể đang cần để nhanh chóng phục hồi, mà không gặp cản trở nào, ngay ở thời điểm sức đề kháng hãy còn yếu.
Thời gian này, mẹ nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm mềm, ấm, dễ tiêu hóa lại giúp sữa mẹ được tiết ra nhiều hơn. Chế độ ăn luôn cần có đủ các nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể hơn nữa, mẹ cần lưu ý chi tiết như dưới đây.
1.1 Những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong giai đoạn này
- Thịt gà, xương sườn, cá, thịt bò : Những lọai thực phẩm này chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, hơn hết chúng có mùi vị dễ ăn và đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.
- Đậu xanh : Lượng protein và xenlulozơ trong đậu xanh khá cao, có tác dụng tiêu nóng giải nhiệt, trị độc, là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh.
- Ăn rau quả tươi và rau xanh : Kích thích thèm ăn,đảm bảo lượng chất xơ, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.
- Canxi : Canxi từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ…cần cho mẹ và còn giúp hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé.
- Sữa : Các bà mẹ sau sinh nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú nên chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ.
1.2 Những lưu ý cho các mẹ trong việc ăn uống
- Không nên ăn mặn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ khiến trẻ chê không bú như hành, tỏi, tiêu, ớt…
- Đối với các mẹ sinh mổ, khi cảm thấy mình chưa thông ruột thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò , sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía… Mẹ sinh mổ chỉ nên ăn cháo loãng,không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hay đồ ăn lên men, vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường.
- Các mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò…Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày trong những ngày đầu sau sinh, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.
- Trong thời gian đầu sau sinh, các mẹ nên có thêm 2 bữa ăn phụ hoặc phần ăn trong bữa chính tăng lên. Các mẹ nên uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày.
- Uống đủ nước để sữa ra đều hơn và mẹ không bị táo bón .
- Một số gia vị, chocolate, cà chua…có thể làm trẻ khó tiêu và táo bón. Mẹ cần lưu ý nếu muốn dùng các loại này.
- Trong thời gian sau sinh, các mẹ nên tránh uống thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, điều này nhằm không làm ảnh hưởng đến em bé.
- Không hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc xổ, kháng sinh và các thuốc loại có thể qua sữa mẹ. Nếu mẹ tiếp xúc với chất độc (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá, hơi chì…) hoặc dùng các loại thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ (chloramphenicol, nitrofurantoin, sulfonamide, tetracycline, thuốc chống ung thư, nội tiết tố…) các chất này có thể từ máu mẹ vào sữa và gây ngộ độc cho trẻ.
- Hạn chế uống cà phê hoặc trà để mẹ tránh tình trạng mất ngủ.
- Hạn chế đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ và không nên dùng các loại thức ăn nhanh. Nên ăn đúng giờ và tránh bỏ bữa.
2. Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ để mẹ lấy lại sức
Mẹ sau sinh thường khi nằm đầu không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ. Thời gian này các mẹ nên nghỉ ngơi một cách thoải mái để lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Nên ngủ những lúc có thể ngủ, để mẹ ngủ đủ giấc và con cũng được chăm sóc một cách tốt nhất. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh stress, trầm cảm sau sinh.
Đôi khi các mẹ có thể nghỉ ngơi, đưa con cho chồng hoặc người thân mình trông hộ để có thể nghỉ ngơi và không cảm thấy quá mệt mỏi khi chăm sóc con. Có thể vắt sữa cho vào bình tiệt trùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ, nhờ người thân cho trẻ uống một vài lần vào ban đêm để tránh tình trạng sản phụ bị mất ngủ nhiều quá.
3. Chăm sóc cơ thể phụ nữ sau sinh
3.1 Chăm sóc nhũ hoa của sản phụ
Ở giai đoạn cho con bú, vú mẹ bị căng sữa liên tục khiến ngực bị biến dạng. Nhiều chị em còn chưa biết cách để cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị co kéo, chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm. Các mẹ nên cho bé bú cả 2 bên để vòng 1 của mẹ được cân đối. Ngoài ra, mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú, điều này rất tốt cho vòng 1 và giúp tiết sữa nhanh hơn. Nếu xảy ra tình trạng cương sữa (dấu hiệu là 2 bầu ngực căng lên gây đau nhức và có thể gây sốt nhẹ) hãy sử dụng chườm mát hoặc sử dụng dụng cụ vắt sữa ra bình bú cho bé.
Tìm hiểu thêm: Tập thể dục sau sinh đúng cách giúp mẹ mau phục hồi
3.2 Chăm sóc vùng kín và thu hồi tử cung
Bình thường ngay sau khi nhau thay ra ngoài, tử cung sẽ co thành một khối cầu an toàn. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng hơn 10cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi về nhỏ đủ để nằm gọn trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa.
Khi mẹ bị khâu tầng sinh môn, mẹ cần kiểm tra chổ vết khâu và bôi thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón… Không nên dùng thuốc sát trùng mà có thể rửa bằng nước muối hoặc thuốc tím. Nếu dùng thuốc tím mẹ cần pha loãng để hơi có màu tím chứ không nên để màu tím đậm. Còn nước muối cần pha loãng, có thể với tỷ lệ 1 lít nước cho khoảng 4 thìa cà phê muối. Chú ý thay băng thường xuyên(3-4 giờ/1 lần/ 1 ngày) để giữ vệ sinh vùng kín và giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sinh cho mẹ.
4. Mẹ vận động nhẹ nhàng
Sinh xong, sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra việc tập thể dục , massage còn mang lại lợi ích như:
- Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh
- Giảm căng thẳng, stress, đặc biệt, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền sẽ là phương pháp tối ưu giúp các mẹ hồi phục sức khỏe, tâm lý nhanh chóng và giảm trầm cảm sau sinh.
- Giảm tỉ lệ đau lưng.
- Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu, tốt cho tim mạch.
- Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
- Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
- Giảm các tai biến tim mạch.
- Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
5 Cách chăm sóc mẹ sau sinh bằng xông, hơ, xông hơi và massage
5.1 Xông, hơ sau khi sinh – phương pháp dân gian
Xông và hơ là 2 cách trong nhiều cách chăm sóc mẹ sau sinh theo truyền thống. Ngày nay cũng còn nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp này để giúp mẹ và bé được khỏe mạnh, cũng như tránh cho mẹ và bé những bệnh sau sinh.
5.1.1 Xông cho mẹ
Xông được cho là các giúp mẹ nhanh lấy lại sức lực. Các mẹ có thể áp dụng xông lá sau 1 tuần đối với sinh thường. Nguyên liệu xông gồm các loại lá: vằng, cây mâm xôi, bướm bạc, hà thủ ô, lá ngũ trảo, lá ổi, gừng, khế…. pha với một chút muối. Xông hơ mỗi ngày 1 lần, trùm kín chăn trong vòng 20-30 phút và nên xông vào khoảng 3-4 giờ chiều, trước khi tắm.
5.1.2 Hơ mặt và thân thể
Khi hơ tuyệt đối phải nằm phòng thoáng khí, mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào. Đồng thời, mẹ cũng nên tranh thủ hơ luôn phần bụng của bé để lưu thông khí huyết và giữ ấm cơ thể cho bé. Mẹ có thể hơ bằng lá trầu hoặc nghệ. Chuẩn bị một lò than nóng, không có khói. Đặt lò than dưới giường, nằm úp bụng xuống, nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, hơ khoảng 20 – 30 phút. Đổi tư thế ngồi dậy để hơ khắp người, kể cả vùng mặt. Mẹ cần rất cẩn thận khi dùng phương pháp này nhé.
5.2 Xông hơi, massage – phương pháp chăm sóc sau sinh hiện đại
Ngày nay, nhiều bà mẹ đã không còn áp dụng các phương pháp dân gian như hơ than và xông lá để chăm sóc mẹ sau sinh nữa, thay vào đó là xông hơi trong phòng xông hơi hiện đại và massage.
5.2.1 Xông hơi
Xông hơi là một cách hữu hiệu để làm sạch cơ thể, đặc biệt là vùng kín, ngăn chặn sự nhiễm trùng và xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Xông hơi sau sinh để giúp người mẹ lấy lại sinh khí, tăng cường sức đề kháng còn đang vô cùng yếu ớt của người phụ nữ vào thời điểm này.
5.2.2 Massage
Massage sẽ rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bị stress và mất ngủ, giúp các mẹ có giấc ngủ sâu và hồi phục cơ thể, kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ bắp được thả lỏng và giảm đau nhức. Ngoài ra massage còn giúp các bà mẹ trong việc đốt cháy lượng mỡ thừa và đưa cơ thể trở về vóc dáng thon gọn.
6. Một số lưu ý cho mẹ sau sinh
Trong giai đoạn sau sinh, các mẹ cũng nên kiêng cữ một số điều để không gây ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé. Chăm sóc mẹ sau sinh cẩn thận để mẹ khỏe và bé phát triển.
- Ăn uống trong tháng của bà đẻ nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết. Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.
- Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ. Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.
- Phòng ở cữ sau sinh của mẹ nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng. Rượu gừng có nhiều tác dụng như làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả.
- Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng có thể tắm hàng ngày, không phải kiêng cữ.
- Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu.
- Chăm sóc mẹ sau sinh nhất định không được lơ là việc vệ sinh răng miệng. Chị em vẫn vệ sinh răng miệng như bình thường nhưng bằng nước ấm, để tránh bị ê buốt răng.
- Cá thì không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá hồi (nên bỏ da),… Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng. Trái cây thì ăn trái nào không quá chua hoặc quá nóng (sầu riêng, xoài, nhãn, xoài tượng mắm đường, cam quýt thì ngoài tháng mới được ăn).
- Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bột ăn dặm cho bé đúng chuẩn
Chăm sóc mẹ sau sinh không khó, chỉ cần chị em thật chú ý, người nhà kỹ lưỡng, đặc biệt là các ông bố có sự yêu thương và thật quan tâm đến vợ con mình, thì theo Blogtretho.edu.vn , việc chăm sóc này không những dễ thực hiện, còn mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãychăm sóc mẹ sau sinh khoa học, chu đáo lại an toàn, để mẹ được hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng nhất mọi người nhé.
Chi Lê tổng hợp