Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu nguyên nhân do đâu mẹ có biết? Trên các diễn đàn dành cho mẹ và bé thường đề cập rằng, do trẻ bị thiếu canxi nên dẫn đến tình trạng trên. Thông tin này khiến cho các mẹ lo lắng và vội vàng mua canxi về bổ sung cho trẻ, với hy vọng cải thiện tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu. Vậy thực hư việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu do thiếu canxi là như thế nào?
Bạn đang đọc: Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu có phải do thiếu canxi?
Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu do nhiều nguyên nhân chứ không hẳn là do thiếu canxi. Việc ba mẹ tự ý bổ sung canxi cho trẻ sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị dư canxi. Ba mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là do đâu nhé.
1. Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu
Đổ mồ hôi trộm ở đầu là hiện tượng trẻ ra mồ hôi bất thường ở vùng đầu, mặc dù trẻ không vận động hay đang ngủ say vào ban đêm. Việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là tình trạng rất hay gặp và chỉ là tình trạng sinh lý bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu như:
- Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu vì sự trao đổi chất của cơ thể trẻ xảy ra mạnh mẽ hơn so với người lớn vì vậy đã kích thích da tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể.
- Cơ thể trẻ nhỏ chưa biết tự điều chỉnh nhiệt độ và thân nhiệt trẻ thường cao hơn so với thân nhiệt của người lớn. Vì vậy ba mẹ không nên quá ủ ấm cho trẻ khi ngủ trẻ sẽ bị nóng khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu và những bộ phận khác nữa. Ba mẹ nên giữ nhiệt độ phòng ngủ ở nhiệt độ mát mẻ, không nên đắp nhiều chăn dày, đội mũ cho trẻ khi ngủ nếu trời không quá lạnh.
- Việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu nhiều nhưng trẻ vẫn ăn ngủ hoạt động bình thường, cân nặng chiều cao phát triển đúng chuẩn thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu sẽ tự hết kho trẻ lớn hơn.
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm phòng cho bé theo tiêm chủng dịch vụ và lưu ý mẹ nên biết
- Một số trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: lao sơ nhiễm, còi xương do thiếu canxi.
- Mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ thường ra mồ hôi trộm lúc ngủ, bú sữa mà không liên quan đến những nguyên nhân thời tiết, ủ ấm,…
Ngoài ra, khi bé ra mồ hôi trộm bệnh lý sẽ kèm theo một số dấu hiệu như: chậm phát triển, sút cân, mệt mỏi, quấy khóc, thóp đóng chậm, xương mềm yếu,… vì vậy ba mẹ cần theo dõi nếu trẻ kèm theo những dấu hiệu trên thì nên đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm nhé.
2. Chăm sóc trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu
Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu thường tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, ba mẹ chăm sóc trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu cần lưu ý:
- Dùng khăn sạch lau khô đầu trẻ khi ra mồ hôi trộm để tránh bị nhiễm lạnh.
- Cho trẻ bú sữa nhiều hơn hoặc uống thêm nước.
- Giữ không gian phòng ngủ thoáng mát, không nên ủ ấm cho trẻ quá nhiều.
- Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày để loại sạch mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trong da.
- Trẻ bú mẹ nên bổ sung thêm vitamin D với liều lượng thích hợp. Ngoài ra, nên cho các trẻ tắm nắng sáng mỗi ngày để hấp thụ vitamin D.
- Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, chậm phát triển, xương mềm, thóp lõm,… để được điều trị sớm. Không nên tự ý bổ sung canxi cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị khô da và cách chăm sóc mẹ nên ghi nhớ
Tóm lại, trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu là tình trạng bình thường nếu trẻ vẫn phát triển tốt. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng. Ba mẹ chỉ cần quan sát xem khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu có kèm thêm các dấu hiệu bất thường nào không để cho con đi khám và điều trị kịp thời nhé. Blogtretho.edu.vn chúc các bé yêu sẽ luôn ăn ngoan, ngủ khỏe và tăng cường phát triển.
Thanh Ngân tổng hợp