Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Rate this post

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh là chủ đề chính Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng các mẹ hôm nay. Chắc hẳn mẹ luôn băn khoăn không biết chứng hăm da ở trẻ là do đâu, có gây nguy hiểm thế nào cho da bé, và cách khắc phục là gì? Blogtretho.edu.vn sẽ giúp mẹ giải đáp toàn bộ thắc mắc qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Da bé xuất hiện tình trạng hăm có thể là do hăm tã. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều tác động không mong muốn cho sức khỏe cho trẻ, khiến trẻ đau rát, khó chịu và hay quấy khóc.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Các cấp độ hăm da ở trẻ sơ sinh – Ảnh Internet

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm tã

Nguyên nhân chính gây hăm tã là do làn da non và mỏng của bé đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé chưa khô hẳn mẹ đã vội quấn tã cho bé.

Sử dụng phấn rông không đúng cũng khiến bé bị hăm. Đa số các bà mẹ rất thích thoa một lớp phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Thoa phấn rôm giúp bé có cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ tin rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Tuy nhiên, hăm da ở bé còn nhiều nguyên nhân khác như da bị kích ứng như tã lót; tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, do thời tiết thay đổi, bé bị tiêu chảy kéo dài….

Để giúp bé cải thiện tình trạng hăm da, mẹ nên tham khảo và chọn lọc một trong những phương pháp sau đây để áp dụng và chữa trị cho con mình nhé.

2. Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Muốn tìm ra cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh trước hết nên bảo vệ an toàn cho làn da bé, ba mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp bé nhẹ nhàng tránh xa chứng hăm tã. 

2.1 Thay tã thường xuyên

Nếu ba mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, với trẻ sơ sinh việc tiểu tiện và đại tiện của bé hoạt động thường xuyên. Nếu ba mẹ quên thay tã cho bé thì làn da nhạy cảm sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải trong tã của chính bé. Điều này dẫn đến chứng hăm tã. Vì vậy, ba mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

2.2 Dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, có nhiều tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho bé sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải. Được làm từ chất liệu 100% cotton, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn. Ngoài ra,  khi  dùng tã vải, các bà mẹ còn tiết kiệm được chi phí so với tã giấy dùng một lần.

2.3 Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh ít bị hăm nhiều hơn. Khi thay tã, ba mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ, lau khô toàn bộ cơ thể bé, đặc biệt là vùng hăm của bé. Điều này sẽ giúp bé tránh việc tiếp xúc với các chất thải, vi khuẩn bám từ tã lên làn da mỏng manh gây hăm cho bé.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng bé bị hăm – Ảnh Internet

2.4 Thoa thuốc dạng mỡ chống hăm tã

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh thường được các bà mẹ áp dụng là thoa thuốc dạng mỡ để chống hăm cho trẻ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều loại khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem…

Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

2.5 Bảo vệ da bé từ quần áo

Khi bé bị hăm, các bà mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng để xả quần áo cho bé. Vì làn da sơ sinh non yếu, dễ dị ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Trường hợp bé bị dị ứng da  nặng, tấy đỏ, ba mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

3. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh qua bài thuốc dân gian

Ngoài việc sử dụng các loại kem thuốc bôi da cho trẻ, mẹ cũng có thể chọn lựa các phương pháp chữa hăm bằng bài thuốc dân gian an toàn tại nhà, giúp mẹ tiết kiệm thêm nhiều thời gian và chi phí. Mẹ cùng Blogtretho.edu.vn điểm danh một số bài thuốc chữa hăm cho bé bằng phương thức “cây nhà lá vườn” sau đây nhé:

3.1 Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng cây mã đề

Cây mã đề là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất tốt mà thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, lấy một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo. Chà nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé. Nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

Chà nát lá mã đề sau đó thoa lên vùng da bị hăm – Ảnh Internet

Nếu không tìm được lá cây mã đề, mẹ có thể thay thế bằng các loại cây lá khác như: lá búp ổi, cỏ roi ngựa hoặc dầu ôliu chẳng hạn, hiệu quả cũng không kém mẹ nhé.

3.2 Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi

Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé. Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ. Rửa sạch, vò nát lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Cách chữa hăm cho tẻ sơ sinh – tất tần tật những điều mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa dịch bệnh bạn cần lưu ý những gì

3.3 Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu ôliu

Xoa một lớp dầu ôliu mỏng vào vùng hăm của trẻ để làm lành vùng da bị hăm và giúp da không bị sưng đỏ.

3.4 Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô. Cho vào nước sôi khoảng 10 – 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô.

4. Một số lưu ý khi chữa hăm tã cho trẻ

  • Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều trẻ cùng một lúc. Khi ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì không nên dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.
  • Nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm( tã). Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
  • Đặc biệt, mẹ nên rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt, để thay cho bé.

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất đơn giản và không khó để thực hiện. Chỉ cần ba mẹ chú ý quan sát và chăm sóc bé đúng cách, bé sẽ có làn da mềm mại, luôn thơm và hết bị hăm.

Ngọc Huyền tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *