Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân do đâu? Mẹ phải làm gì để giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh? Đây là những vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm khi chăm sóc con ở giai đoạn sơ sinh. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu chi tiết câu trả lời ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân do đâu mẹ cần biết
Chăm bé dưới 1 tuổi là giai đoạn mà mẹ gặp khá nhiều khó khăn. Bởi bé còn quá nhỏ và dễ bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài lẫn bên trong. Bé bị sốt, ho, táo bón, biếng ăn, còi xương… Tất cả đều khiến mẹ lúng túng, nhất là khi lần đầu sinh và chăm em bé.
Contents
- 1 1. Trẻ dưới 1 tuổi tăng trưởng như thế nào?
- 2 2. Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân do đâu?
- 3 3. Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân mẹ phải làm sao?
- 4 6 lý do phổ biến khiến con chậm tăng cân
- 5 Trẻ 1 tuổi biếng ăn nguyên nhân do đâu mẹ có biết?
- 6 6 dấu hiệu bé muốn ăn dặm và cách nhận biết mẹ nên ghi nhớ
- 7 Trông trẻ dưới 1 tuổi và những điều cơ bản mẹ cần lưu ý
- 8 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 9 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 10 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 11 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 12 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 13 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 14 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 15 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 19 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Trẻ dưới 1 tuổi tăng trưởng như thế nào?
Sự tăng trưởng và phát triển của mỗi bé không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, dưới 1 tuổi là giai đoạn mà sự tăng trưởng và phát triển của bé có thể trông thấy rõ rệt. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu đời, mẹ sẽ thấy bé lớn lên và đổi khác từng ngày. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của bé rất nhanh, bé tăng khoảng 0,6 – 1 kg mỗi tháng.
Trong 6 tháng tiếp theo, bé vẫn tăng trưởng đều đặn nhưng với tốc độ chậm hơn, khoảng 0,4 – 0,7 kg mỗi tháng. Thậm chí, bé có thể sụt cân tại một thời điểm nào đó hoặc giữ nguyên chỉ số cân nặng và chiều cao trong một thời gian dài. Và đây chính lý do khiến mẹ lo lắng.
2. Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân do đâu?
Mẹ cần biết lý do em bé của mình chậm tăng cân do đâu để có biện pháp cải thiện phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến bé chậm tăng cân:
2.1 Trẻ sinh non
Trẻ sinh non là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm tăng cân. Khi được sinh chưa đủ tuần đủ tháng, cơ thể bé rất yếu, hệ miễn dịch còn kém. Khả năng bú, nuốt và thở của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé bú không đạt hiệu quả hoàn toàn. Do đó, cân nặng của bé khó tăng được đều đặn và đúng chuẩn như những trẻ sinh bình thường.
2.2 Trẻ bị nhiễm giun
Trẻ dưới 1 tuổi có tỉ lệ nhiễm giun khá cao. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân. Giun ký sinh trong đường ruột sẽ hút bớt chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bé ăn vào. Bé chỉ tăng cân tốt nếu được hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
2.3 Trẻ biếng ăn
Rất nhiều mẹ than phiền về tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ bắt đầu ăn dặm khi được 6 – 7 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể bé cần nhiều dưỡng chất khác để phát triển bên cạnh sữa mẹ. Và việc bé biếng ăn , không chịu ăn sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Và như vậy, bé khó có thể tăng cân như những trẻ ăn ngoan khác.
2.4 Trẻ mọc răng
Mọc răng khiến trẻ khó chịu, lười ăn, thậm chí là sốt li bì. Và điều này khiến sự tăng trưởng về thể chất của bé gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là lý do “muôn thuở” khiến trẻ chậm tăng cân mà mẹ khó lòng khắc phục được.
3. Trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân mẹ phải làm sao?
Để cải thiện cân nặng của bé, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
3.1 Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cũng có thể nói, trẻ sơ sinh lớn lên khi ngủ. Do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm mà hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.
3.2 Cho bé bú thường xuyên
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Và để sữa mẹ phát huy tối đa công dụng, mẹ cần cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Đặc biệt, cố gắng giữ cho thời gian bú mỗi cữ càng lâu càng tốt. Bởi hàm lượng dưỡng chất của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.
3.3 Ăn đặm khoa học
Ăn dặm khoa học tức là ăn đúng thời điểm, đúng cách. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là tốt nhất, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Còn với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần bổ sung dưỡng chất cần thiết vào thực đơn hàng ngày một cách tuần tự như: ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt… Cho bé ăn theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm từ ít đạm đến giàu đạm….
Xác định được nguyên nhân khiến trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân sẽ giúp mẹ có biện pháp khắc phục hiệu quả. Mẹ cũng cần đưa bé đi khám bác sĩ định kỳ, để có lời khuyên tốt nhất góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
6 lý do phổ biến khiến con chậm tăng cân
Trẻ 1 tuổi biếng ăn nguyên nhân do đâu mẹ có biết?
6 dấu hiệu bé muốn ăn dặm và cách nhận biết mẹ nên ghi nhớ
Trông trẻ dưới 1 tuổi và những điều cơ bản mẹ cần lưu ý
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng tại nhà
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết