Cho bé chơi cát là một hoạt động tuyệt vời đem lại rất nhiều lợi ích cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Bạn có thể bị nỗi sợ con bị lấm bẩn, bị đau, bị ốm lấn át mong muốn cho con khám phá môi trường chơi hữu ích này. Tuy nhiên, nó thực sự khá giúp ích cho quá trình phát triển của con. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Cho bé chơi cát với những lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua
Contents
- 1 1. Lợi ích của việc cho bé chơi cát
- 1.1 1.1. Cho bé chơi cát giúp con phát triển các giác quan
- 1.2 1.2. Cho bé chơi cát giúp con phát triển thể chất
- 1.3 1.3. Cho bé chơi cát giúp xây dựng óc sáng tạo và trí tưởng tượng
- 1.4 1.4. Cho bé chơi cát giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
- 1.5 1.5. Cho bé chơi cát giúp con tăng cường hệ miễn dịch
- 2 2. Khi nào bạn có thể cho bé chơi cát
1. Lợi ích của việc cho bé chơi cát
Có lẽ mọi ông bố, bà mẹ đều sẽ yêu thích khoảnh khắc em bé của mình lần đầu tiên được nghịch cát. Vì cát là một sân chơi thu hút hầu hết trẻ nhỏ. Ở đó, trẻ có thể tự do vọc cát và nhìn chúng chảy qua kẽ tay. Hay con được dùng xẻng xúc, đổ để tạo thành núi hay hố cát,…
Chơi cát không chỉ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho con.
Chúng bao gồm:
1.1. Cho bé chơi cát giúp con phát triển các giác quan
Có ba khu vực cảm giác chính được củng cố khi bạn cho bé chơi cát. Đó là:
- Xúc giác . Đây là cảm giác về xúc giác, áp lực, nhiệt độ và khả năng phát hiện các rung động của trẻ. Ví dụ, khi trẻ phát hiện sự khác biệt giữa cát ấm hơn dưới ánh nắng mặt trời và lạnh hơn trong bóng râm, trẻ đang được thực hành các giác quan xúc giác của mình.
- Nhận thức tiền đình . Đây là khả năng của trẻ để hiểu cách cơ thể mình di chuyển và giữ thăng bằng trên các bề mặt. Ví dụ, quỳ trên cát với một chiếc xẻng trên tay giúp trẻ hiểu cách di chuyển trọng lượng của mình mà không bị ngã.
- Tri giác nhạy bén . Đây là nhận thức của trẻ về các bộ phận cơ thể và cách chúng hoạt động trong môi trường xung quanh. Việc đẩy xe tải đồ chơi qua cát hoặc đổ cát từ thùng đều là những ví dụ về các hoạt động giúp tăng cường các giác quan của trẻ.
1.2. Cho bé chơi cát giúp con phát triển thể chất
Việc cho bé chơi cát sẽ giúp con phát triển các kỹ năng vận động , xây dựng sự phát triển tay mắt và tăng cường cơ bắp. Khi trẻ cầm một chiếc xẻng đúng cách là con đang được rèn luyện kỹ năng vận động tinh. Kỹ năng vận động thô của con được rèn luyện khi con cố gắng nâng một cái xô đầy cát. Hầu hết mọi chuyển động đều có ý nghĩa đối với sự phát triển thể chất của bé khi tham gia chơi cát.
1.3. Cho bé chơi cát giúp xây dựng óc sáng tạo và trí tưởng tượng
Có vô số khả năng sáng tạo khi cho bé chơi cát. Ví dụ như xây nhà, núi đồi, thêm nước để thay đổi kết cấu của cát. Trẻ có thể tạo thế giới nhỏ của riêng mình trong hộp cát. Bạn hãy cung cấp cho con các công cụ hoặc đồ chơi như xe đồ chơi , xẻng, xô hoặc kể cả động vật để trẻ được thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo.
1.4. Cho bé chơi cát giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
Cho bé chơi cát là một hình thức chơi độc lập thú vị. Tuy nhiên, đó cũng là một cách tuyệt vời để bé tương tác với những trẻ khác khi chơi trên sân chơi hay bãi biển. Khi trẻ chia sẻ đồ chơi cát hoặc cùng nhau đào hố, con không chỉ thực hành kỹ năng xã hội như thực hiện theo lượt và cộng tác. Trẻ còn sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề và ngôn ngữ. Ngoài ra, việc đạt được mục tiêu cùng nhau mang lại cảm giác tuyệt vời về thành tích mà trẻ có thể chia sẻ với bạn bè.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm như thế nào mẹ có biết?
1.5. Cho bé chơi cát giúp con tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn thuộc kiểu phụ huynh lo lắng về việc con mình bị lấm bẩn thì bạn không đơn độc. Giữ cho trẻ được sạch sẽ và khỏe mạnh là một phần của “công việc” làm cha mẹ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ chơi trên cỏ, cát hoặc bụi bẩn có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn những trẻ thường xuyên ở trong môi trường vô trùng hay trong nhà. Cho bé chơi trên cát thực sự có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con.
2. Khi nào bạn có thể cho bé chơi cát
Việc cho bé chơi cát phụ thuộc vào chính bé và sự phát triển của con. Hầu hết trẻ được tiếp xúc với môi trường cát khi được 12 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bé lại yêu thích chơi cát thậm chí trước khi con được 1 tuổi. Đặc biệt là những bé luôn “bận rộn” tìm cách đổ mọi thứ ra khỏi các loại hộp. Mặc dù vậy vẫn có những bé cảm thấy sự khó chịu khi những hạt cát dính vào người mình.
Như vậy, bạn có thể cho bé chơi cát từ sớm nếu con thể hiện sự thích thú với môi trường này. Khi cho con tiếp xúc với cát, bạn cần ở gần quan sát để đảm bảo an toàn cho con. Vì trẻ có xu hướng sẽ ăn một ít cát khi lần đầu được chơi. Đây là đặc điểm của trẻ nhỏ, vì chúng muốn dùng miệng nếm thử để khám phá mùi vị của mọi thứ xung quanh.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể nói với trẻ “Chúng ta cho đồ ăn vào miệng chứ không phải cát”. Thực tế thì hầu hết trẻ sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng mùi vị của cát không có gì là ngon cả và nhanh chóng kết thúc hành động nếm chúng. Nếu bạn lo lắng việc trẻ ăn cát khi cho trẻ chơi thì hãy đợi trẻ qua giai đoạn bỏ tất cả mọi thứ con thấy vào miệng.
Để thay thế cho một hộp cát thực sự, bạn có thể sử dụng một ít bột ngô để con thực tập xúc và đổ trước. Trong đó, bạn hãy “chôn” một vài món đồ chơi để con tập “đào” chúng lên.
Một điều cần lưu ý khi bạn cho bé chơi cát là con có thể bị cát rơi vào mắt. Nếu thấy trẻ liên tục đưa tay dụi mắt, bạn hãy ngăn bé lại vì cát có thể làm trầy giác mạc của con. Bạn hãy giữ đầu bé nghiêng và rửa mắt cho bé với nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý . Nếu bé vẫn không ngừng dụi mắt, bạn hãy đưa con đến bác sĩ ngay để được thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên ghi nhớ
Cho bé chơi cát là cách rất hữu ích để giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay cũng như phát triển các kỹ năng vận động khác. Ngoài ra việc cảm nhận kết cấu khác nhau của cát cũng như cảm giác đầy và vơi là cách để con rèn luyện các giác quan của mình. Kỹ năng giao tiếp xã hội của con cũng sẽ được phát triển, thông qua việc chơi ở các sân chơi. Để đảm bảo an toàn cho con khi chơi trong môi trường này, bạn hãy luôn ở gần và quan sát để có thể xử lý ngay khi có bất kì vấn đề nào xảy ra.
Theo Baby Center & BabySparks
Lily Nguyễn lược dịch