Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, chưa ổn định và dễ bị mắc các bệnh đường ruột như đầy hơi, khó tiêu.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn mẹ 7 cách massage cho trẻ trị dứt điểm tình trạng khó tiêu, đầy hơi
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm hấp thu dinh dưỡng và suy dinh dưỡng. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu đầy hơi chướng bụng ngoài việc điều trị bằng thuốc mẹ có thể áp dụng một số bài massage giúp trẻ cải thiện tình trạng này.
Contents
- 1 1. Massage lòng bàn tay dưới ngón tay cái
- 2 2. Massage từng ngón tay
- 3 3. Massage phần bụng
- 4 4. Massage rốn
- 5 5. Massage dọc cánh tay và sống lưng
- 6 6. Massage toàn lưng
- 7 7. Massage lòng bàn tay
- 8 Những loại trái cây mẹ nên ăn sau sinh
- 9 11 thức uống lợi sữa dành cho mẹ sau sinh
- 10 8 việc phụ nữ sau khi sinh mổ nên tránh
- 11 8 món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh
- 12 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 13 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 14 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 15 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 16 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 17 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 19 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 20 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 21 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 22 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 23 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Massage lòng bàn tay dưới ngón tay cái
Lòng bàn tay dưới ngón tay cái có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc của trẻ. Mẹ có thể thực hiện massage dưới vị trí này nhẹ nhàng, lặp lại quá trình này 3 – 4 lần từ 100 – 200 nhịp.
Ngay sau khi mẹ áp dụng cách massage này bụng dạ bé sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hẳn đi và có thể ăn uống tốt hơn.
2. Massage từng ngón tay
Để đạt hiệu quả hơn, ngoài việc massage dưới lòng ngón tay cái, mẹ có thể massage toàn bộ ngón tay của trẻ. Sử dụng ngón cái để massage, bắt đầu ở góc giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, day đều từ đây dọc theo ngón tay trỏ. Khi đã đến đầu ngón tay mẹ hãy lặp lại động tác này từ đầu và thao tác tương tự với những ngón tay còn lại 3 – 5 lần.
Không cần phải chờ đến lúc bé bị đầy hơi, khó tiêu mới thực hiện, mẹ có thể thực hiện động tác này mỗi ngày giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa.
3. Massage phần bụng
Tập trung massage nhẹ nhàng vào phần bụng của bé sẽ giúp cải thiện tối đa hệ tiêu hóa của bé. Mẹ hãy chà lòng bàn tay vào bụng trẻ theo vòng tròn quanh rốn, ấn nhẹ vào bụng bé vừa phải để bé cảm thấy dễ chịu mà không đau. Sau đó xoa bung theo vòng tròn theo kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
Thực hiện động tác này vào mỗi sáng giúp bé đi vệ sinh dễ dàng, chống táo bón hiệu quả.
4. Massage rốn
Chỉ áp dụng cho vùng rốn và không cần massage xung quanh bụng. Mẹ dùng tay chà xát nhẹ vùng rốn của bé khoảng 100 lần để giúp bé tống hơi trong cơ thể ra ngoài, giảm khó chịu và đi đại tiện dễ dàng hơn.
Phương pháp này nhằm hỗ trợ bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí tuệ, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
5. Massage dọc cánh tay và sống lưng
Trẻ thường xuyên nôn ói, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng có thể bé đã bị đau dạ dày nhẹ và mẹ cần phải thực hiện các động tác massage này để giảm triệu chứng đau, ợ hơi ở bé.
Mẹ nên massage theo những vị trí như cánh tay hay sống lưng. Các massage như sau, mẹ dùng 3 ngón tay massage dọc cánh tay khoảng 100 lần để bé thư giãn và massage 5 lần ở sống lưng để bé cảm thấy dễ chịu.
Vùng sống lưng chứa nhiều điểm huyệt quan trọng, khi được làm nóng sẽ giúp mạch máu lưu thông, bé sẽ ngủ ngon ăn ngon hơn và ít bị bệnh hơn, giảm hẳn triệu chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…
6. Massage toàn lưng
Nếu mẹ không muốn massage phần cánh tay thì có thể massage hoàn toàn phần sống lưng. Massage lưng là một trong những biện pháp giảm mệt mỏi hiệu quả nhất và giẩm mệt mỏi sâu trong cơ thể trẻ. Có nhiều cách để massage lưng cho trẻ giúp trẻ giảm các triệu chứng đầy bụng khó chịu như massage xoa tròn lưng hoặc vuốt sống lưng.
Nếu xoa tròn lưng mẹ có thể massage khoảng 30 lần giúp phần lưng nóng lên là được. Phần lưng phải nóng lên mới có hiệu quả để giúp bé ngủ ngon, dễ tiêu. Nếu mẹ vuốt lưng thì mẹ khép các ngón tay lại, mở ngón cái ra và lặp lại với tay còn lại tạo thành hai cái cần gạt nước và di chuyển lên xuống nhịp nhàng. Chỉ cần lặp lại động tác này khoảng 5 – 10 lần là được.
7. Massage lòng bàn tay
Theo nhiều tư liệu cổ xưa, việc massage lòng bàn tay là bộ phận cực kỳ quan trọng. Lưu truyền rằng, lòng bàn tay của bạn nắm giữ sự kết nối với các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể cùng tất cả các giác quan và cảm xúc con người. Và theo các nghiên cứu khoa học, các bài tập massage lòng bàn tay thường xuyên sẽ giúp giảm buồn nôn, tiểu chảy và táo bón.
Bài tập xoa bóp lòng bàn tay được thực hiện bằng cách cứ mỗi lần nhấn vào trung tâm của lòng bàn tay giữ yên lực trong 3 lần hít thở sâu. Tiếp tục thực hiện nhấn và xoa một cách luân phiên.
Thông qua việc xoa bóp lòng bàn tay sẽ giúp trẻ thư giãn cơ thể, giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa, cân bằng cảm xúc. Vì vậy, mẹ hãy thực hiện đều đặn nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Những loại trái cây mẹ nên ăn sau sinh
11 thức uống lợi sữa dành cho mẹ sau sinh
8 việc phụ nữ sau khi sinh mổ nên tránh
8 món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: 50 tên bé gái hay và ý nghĩa nhất năm 2021
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có nguy hiểm không?