Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

Rate this post

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đã tắm nắng cho con đúng cách, hay đúng khoảng thời gian có lợi cho bé. Nhất là, ở nước ta mỗi vùng mỗi mùa thời điểm trời nắng không giống nhau, nếu mẹ không lưu ý điều này, rất dễ khiến việc tắm nắng cho bé trở thành “lợi bất cập hại”. 

Bạn đang đọc: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào các mùa trong năm như thế nào

Các mẹ hãy vận dụng các cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh để con được phát triển khỏe mạnh. Thời tiết luôn thay đổi, cũng như ở các vùng miền, mùa khác nhau, các mẹ nên chú ý tắm nắng cho bé phù hợp như sau:

1.1 Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vào buổi trưa mùa đông khá cao và có thể kéo dài liên tục trong hai tiếng. Vì vậy, mùa đông, vào những ngày trời nắng không có gió, vào khoảng sau 8h30 đến trước 10h, cha mẹ có thể cho bé ra ngoài tắm nắng. Không nên tắm nắng cho bé qua cửa kính hoặc mặc áo quá dày, như vậy sẽ không có tác dụng.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

1.2 Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào cuối đông đầu xuân

Từ 9h sáng đến khoảng 3h chiều, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời nhiều nhất, cha mẹ cần căn cứ vào thời gian ngủ nghỉ của bé, để sắp xếp hoạt động ngoài trời một cách thích hợp với thời gian này. Thời gian tắm nắng phù hợp cho trẻ dịp đông đầu xuân nằm ở khoảng sau 8h đến trước 9h sáng và sau 4h chiều. 

1.3 Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa xuân, thu

Thời tiết mùa xuân và mùa thu dễ chịu hơn các mùa khác, nhưng không vì thế mà mẹ không lưu ý về thời điểm tắm nắng thích hợp cho con. Thời tiết xuân thu dịu mát, buổi sáng nên tắm nắng cho bé vào khoảng trước 7h30 là tốt nhất và buổi chiều nên chọn thời điểm sau 5h chiều. Hãy mặc cho bé áo hở cánh tay, quần cộc, để tay và chân bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, vì hai bộ phận này có thể chịu được độ lạnh mát khá tốt, nên không sợ bé bị cảm lạnh.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

1.4 Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Thời gian tắm nắng phù hợp nhất vào mùa hè thường ở khoảng trước 7h sáng và sau 5h30 chiều. Mẹ có thể cho trẻ tắm nắng dưới bóng râm của cây, hấp thụ ánh nắng tán xạ hoặc phản xạ, tuy nhiên bé nên đội mũ rộng che mắt, bảo vệ đầu và mắt không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

Khi tắm nắng, chú ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé, cũng không để ánh nắng gay gắt chiếu vào da bé, như vậy dẽ làm tổn thương da và mắt bé. Lúc tắm nắng cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bé. Nếu bé bị sốt, bị ốm, trời u ám, nhiều sương mù và gió to thì không nên tắm nắng.

1.5 Mùa nắng và mùa mưa

Nếu như thời tiết ở khu vực phía Bắc nước ta thời tiết có 4 mùa khá rõ rệt, thì từ vùng Nam Trung Bộ trở vào thời tiết dần chỉ xoay quanh 2 mùa mưa và nắng. Do vậy, nếu ở khu vực chỉ có 2 mùa mưa và nắng, mẹ cũng cần lưu ý kỹ về thời tiết, độ nắng để chọn thời điểm tắm nắng phù hợp cho con. 

Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai khẩn cấp 120 giờ tốt hay không?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

Vào mùa mưa, sẽ có những ngày nắng yếu và không phải mọi ngày đều có nắng, việc tắm nắng cho bé có thể sẽ không thuận lợi. Ở ngày nắng trong mùa này, mẹ nên chọn khoảng thời gian trước 7h30 sáng và sau 5h chiều để tắm nắng cho bé. Những ngày nắng yếu mẹ cũng không nên cho con tắm nắng muộn, sẽ không tốt cho bé. 

Vào mùa nắng, thường có nắng sớm nên mẹ có thể chọn khoảng giờ từ hơn 6h sáng đến 7h là tốt nhất. Chiều mẹ có thể chọn trong khung giờ từ 5h30 đến trước 6h chiều. 

2. Tại sao cần thiết phải tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Trong ánh mắt nắng mặt trời, ngoài ánh sáng chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường còn có tia hồng ngoại và tia tử ngoại mà chúng ta không nhìn thấy. Tia hồng ngoại chiếu vào cơ thể giúp toàn thân cảm thấy ấm áp, mạch máu nở ra, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất, tăng sức đề kháng của cơ thể. Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

Còn tia tử ngoại (tia cực tím) lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thu canxi và phốt pho là 2 thành phần chính cấu tạo nên xương của trẻ. Tia tử ngoại chiếu trực tiếp lên da bé có thể giúp da tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho có trong thức ăn, giúp hệ xương phát triển tốt, chống bệnh còi xương. Tia tử ngoại còn có khả năng diệt khuẩn mạch, nâng cao khả năng miễn dịch, kích thích tủy xương tạo ra tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu… Do đó, khi thời tiết đẹp, cha mẹ hãy cố gắng cho bé ra ngoài tắm nắng.

3. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm nắng cho trẻ đúng cách cũng rất quan trọng, để bé thực sự nhận được đúng lợi ích từ việc này. Khi tắm nắng cho con, mẹ hãy đặt bé nằm duỗi như tư thế nằm trên giường, hay ghế nệm phẳng, hoặc bế bé sao cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc với lưng đầu tiên, sau đó là hai bên thân mình, cuối cùng mới là bụng và ngực. Khi mới cho bé tắm nắng, chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phần (như đã chia ở trên) trong khoảng 1 phút, dần dần mới tăng thời gian lên. Thời điểm nhiều gió/ gió lộng, mẹ không nên tắm nắng cho trẻ. Vào mùa hè, tỉ lệ tia cực tím trong ánh nắng thường cao hơn các mùa khác nên mẹ phải chú ý bảo vệ đầu và mắt cho bé kỹ lưỡng hơn. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa và lưu ý dành cho mẹ

>>>>>Xem thêm: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng chuẩn người Nhật?

Về thời gian tắm nắng cho con, mẹ cần lưu ý với trẻ sơ sinh, chỉ nên cho bé tắm nắng 10-15 phút/ ngày và tắm 15 ngày, nghỉ 15 ngày, không nên cho bé tắm nắng liên tục.

Tốt nhất khi tắm nắng cho con, cần cho bé đội mũ làm bằng chất liệu vải sợi tự nhiên, thoáng mát, thấm mồ hôi và đặc biệt phải rộng vành để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt. Mẹ cũng có thể sử dụng thêm kiếng mắt hoặc miếng mặt nạ che mắt khi tắm nắng, để giữ an toàn cho mắt tốt hơn. 

Tùy vào thời tiết và độ nắng, mẹ cần cân nhắc để tắm cho bé. Không nên tắm nắng cho con vào những ngày thời tiết có thay đổi, giao mùa hoặc có gió mạnh. 

Trường hợp bé ốm, sức khỏe không thực sự tốt, nếu tắm nắng cho con, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. 

Chăm sóc bé sau tắm nắng cũng là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe bé. Cho bé tắm nắng xong, mẹ cần lau mồ hôi ngay cho con cho bé bú hoặc uống chút nước để bổ sung nước và mặc quần áo luôn cho bé để tránh cảm. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, để giúp bé phát triển tốt hơn. Chính vì lẽ đó, các mẹ nên lưu ý thời điểm, thời gian, vị trí và cách tắm nắng sao cho phù hợp. Hãy tắm nắng cho con đúng cách, để con ngày càng phát triển thông minh và cứng cáp hơn các mẹ nhé.

Ngọc Huyền tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *