Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình?

Rate this post

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình là câu hỏi thường trực của mọi bà mẹ chăm con nhỏ. Bởi, tình trạng táo bón ở trẻ diễn ra khá phổ biến. Bé táo bón sẽ vừa khó chịu lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì kéo theo việc lười ăn, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc,..nếu bị táo bón lâu dài. Một trong những cách đầu tiên cần áp dụng ngay khi con táo bón là thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy, các thực phẩm tiêu biểu giúp cải thiện tình trạng này là những thực phẩm nào, mời mẹ cùng Blogtretho.edu.vn theo dõi nội dung chi tiết đề cập ngay dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình?

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình?

1. Chuối giúp cải thiện táo bón

Chuối chứa rất nhiều chất xơ có lợi cho đường ruột của trẻ. Trung bình trong mỗi quả chuối cho 3g chất xơ, khi cho trẻ ăn chuối sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động nhanh hơn, trơn tru hơn. Vì vậy việc cho trẻ ăn chuối giúp điều trị và phòng ngừa táo bón rất hiệu quả.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nên lưu ý. Mặc dù chuối có tác dụng khá tốt trong việc trị táo bón nhưng cũng không được cho trẻ ăn quá nhiều, vì khi dư chất xơ cũng sẽ khiến phân cứng hơn và cũng gây nên tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra, trong chuối chứa nhiều đường cũng không tốt cho sức khoẻ của bé nếu bổ sung quá nhiều.

Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ ăn chuối 2 đến 3 ngày/ lần và mỗi lần có thể là 1 quả, tùy theo khả năng ăn của trẻ. Còn những ngày khác ba mẹ hãy bổ sung chất xơ cho trẻ từ những nguồn thực phẩm khác.

2. Quả bơ

Bơ là loại quả chứa chất xơ rất cao và còn chứa cả chất béo có lợi cho trẻ phát triển trí não nữa. Chất xơ trong quả bơ giúp trẻ đẩy lùi được tình trạng táo bón và bé ăn ngon hấp thu tốt hơn. Quả bơ lại còn rất dễ chế biến. Ba mẹ có thể dằm bơ và trộn với sữa cho con ăn, hoặc có thể cắt miếng cho trẻ ăn trực tiếp. Tuy nhiên, khi mua bơ, mẹ nên mua những nơi uý tín và lựa những quả bơ đã già. Tránh mua nhầm loại bơ ngâm hoá chất chín ép không có lợi cho trẻ, mà còn gây thêm nguy hiểm cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Máy hút sữa unimom xuất xứ Hàn Quốc – loại nào tốt nhất hiện nay?

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình?

3. Nước cam

Nước cam là loại thức uống chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể bé và nước cam cũng giúp trẻ hết táo bón nhanh chóng. Tính axit trong nước cam kích thích đường ruột trẻ hoạt động hiệu quả. Khi uống vào có thể trẻ sẽ thấy hơi đau bụng và muốn đi ngoài ngay.

Nhưng ba mẹ nên lưu ý, nước cam chỉ nên sử dụng khi trẻ được 8 tháng tuổi và mỗi lần chỉ nên uống khoảng 60ml nước cam. Nước cam có tác dụng trị táo bón rất nhanh chóng. Do đó, ba mẹ sẽ không còn phải lo lắng trẻ bị táo bón nên ăn gì nữa.

4. Mè đen

Mè đen là loại thực phẩm giúp trẻ hết táo bón và phòng ngừa táo bón quay trở lại nếu được sử dụng thường xuyên. Mè đen các mẹ mua về rửa sạch rồi phơi khô rồi đem rang vàng trên chảo. Xong rồi các mẹ đem giã nhuyễn. Khi nào cho bé ăn thì trộn 2 đến 3 muỗng mè đen giã nhuyễn vào thức ăn của bé. Mè đen mang đến hiệu quả trong 1 lần sử dụng. Trẻ hết táo bón nhanh chóng ba mẹ cũng đỡ mệt mỏi.

5. Khoai lang

Khoai lang là loại củ chứa rất nhiều chất xơ, khoai lang giúp kích thích nhuận tràng giúp trẻ mau hết táo bón nhanh chóng. Khoai lang ba mẹ có thể đem luộc hoặc hấp rồi nghiền nhuyễn trộn cùng với sữa rồi cho bé ăn. Nếu các bé lớn hơn có thể dùng được mật ong thì ba mẹ có thể cho trẻ ăn khoai lang chấm mật ong vừa ngon vừa trị được táo bón.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình hình?

>>>>>Xem thêm: 30 thực đơn cho mẹ sau sinh với những món ngon lợi sữa dễ làm

Như vậy, đến đây, trẻ bị táo bón nên ăn gì không còn là vấn đề khiến phụ huynh đau đầu nữa. Nắm được cơ bản một số thực phẩm trên, chắc chắn ba mẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ nhanh chóng. Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị táo bón nên ăn gì, ba mẹ cũng nên coi lại chế độ ăn của trẻ có được cân bằng hay không và lượng nước của trẻ có đủ không. Qua đó ba mẹ có thể đưa ra cách phòng ngừa táo bón trở lại cho bé, để tránh tình trạng tái lại hoặc kéo dài có thể sễ dẫn đến tình trạng trẻ phát triển chậm, suy dinh dưỡng. 

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *