Trẻ sơ sinh bị vàng mắt thông thường do vàng da sinh lý gây ra. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường và có thể tự hết. Trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da phần lớn sẽ có biểu hiểu tròng trắng mắt chuyển thành màu vàng từ khoảng 3 ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng mắt do bệnh lý khác.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Bệnh vàng da sinh lý
Bệnh vàng da sinh lý là do sự tích tụ chất Bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh mà gan của trẻ chưa lọc hết, vì vậy các chất này tích tụ lại, gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng mắt và vàng da.
Có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da sau khi chào đời do bệnh vàng da và trong đó có khoảng 80 đến 90% là biểu hiện sinh lý bình thường. Các trẻ sơ sinh có khả năng bị vàng da như:
- Trẻ sinh non thiếu tháng.
- Không được uống sữa mẹ hoặc sữa mẹ ít dưỡng chất.
- Trẻ bị nhiễm trùng sau sinh.
- Trẻ sơ sinh có nhóm máu không tương thích với mẹ.
Viêm gan C
Bệnh viêm gan C có thể khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt mà không kèm theo vàng da. Vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt kéo dài ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, bởi có thể trẻ bị mắc bệnh viêm gan C.
Nhiễm trùng
Trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng do nước ối dính vào mắt trẻ. Khi bị dính nước ối vào mắt có thể khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt, kèm theo những dấu hiệu có ghèn, có mủ ở mắt.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng mắt do vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da sinh lý thông thường sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Vì lúc này cơ thể trẻ sơ sinh đã đào thải được chất Bilirubin ra khỏi cơ thể trẻ sơ sinh qua nước tiểu.
Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da do bệnh lý thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: bại não, nhiễm độc thần kinh, hôn mê, co giật hay thậm chí là tử vong do chất Bilirubin trong máu tăng cao. Do đó ba mẹ nên chú ý quan sát để biểu hiện của trẻ để có thể sớm điều trị cho trẻ.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng mắt kèm theo mắt bé hay chảy nhiều ghèn hoặc mủ thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ sau sinh và 4 lưu ý quan trọng dành cho mọi cặp đôi
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sinh lý thì ba mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ như sau:
– Tích cực cho trẻ bú sữa mẹ 2 tiếng 1 lần, vì khi trẻ bú nhiều sẽ đi tiểu nhiều, thúc đẩy quá trình thải chất Bilirubin ra khỏi cơ thể trẻ, thông qua quá trình tiểu tiện.
– Ba mẹ cho trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sinh lý tắm nắng sáng từ 7h sáng đến 8h sáng và thời gian tắm nắng mỗi lần 5 – 10 phút. Với trẻ mới sinh vài ngày ba mẹ không nên cho trẻ tắm nắng trực tiếp, mà nên cho bế trẻ đứng cạnh cửa sổ có ánh nắng sáng chiếu vào. Ánh nắng sáng sẽ thúc đẩy quá trình đào thải chất Bilirubin trong máu của trẻ nhanh chóng.
– Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da kéo dài kèm theo những dấu hiệu lờ đờ, mệt mỏi, chậm tăng cân, ngủ li bì, bú ít,… thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sơ y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt và những lưu ý dành cho cha mẹ
Tóm lại, trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sẽ không nguy hiểm nếu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và trẻ vẫn ăn ngủ ngoan. Vì vậy ba mẹ không cần quá lo lắng. Ba mẹ chỉ cần chăm sóc thật tốt, quan tâm để ý đến những dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ nếu có, để có thể đưa bé đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Thanh Ngân tổng hợp