Chị N (27 tuổi, Hà Nôi) đã cảm thấy mất phương hướng khi bắt đầu lên danh sách những vật dụng cần cho bé khi chào đời, vì là lần đầu tiên làm mẹ nên chị luôn trong tâm trạng muốn dành mọi thứ tốt nhất cho con. Chị N cũng như nhiều mẹ sinh con lần đầu khác, luôn đặt ra các câu hỏi: Liệu tôi có cần mua ghế sơ sinh cho bé không? Ghế tựa nào bé có thể dùng trong một năm? Tôi nên lựa chọn dựa trên thương hiệu hay giá tiền hay vẻ bề ngoài của sản phẩm? Làm thế nào để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái trên thị trường? Những câu hỏi này sẽ không có hồi kết nếu mẹ không sở hữu ngay những “tips” dưới đây
Bạn đang đọc: Tôi đã hoàn toàn mất kiểm soát khi sắm đồ cho bé đầu tiên
Trong quá trình mang thai, mẹ đã có vô vàn những việc phải lo từ A-Z, từ chế độ ăn cho tới thói quen sinh hoạt thay đổi ít nhiều đã làm ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm trạng của mẹ. Tới giai đoạn em bé chuẩn bị chào đời, việc hình dung ra những đồ em bé cần và chuẩn bị trước lại mang tới những áp lực khác khiến mẹ trở nên khủng hoảng trước hàng nghìn câu hỏi xuất hiện trước mắt. Trên thị trường hiện nay, xe nôi cũng có tới vài trăm loại, thương hiệu cũng có trên dưới mười hãng lớn nhỏ khác nhau, hàng ngoại có sẵn và hàng nội cũng không thiếu, những lời khuyên mẹ nhận được thì tràn lan ý kiến trên khắp diễn dàn, mẹ sẽ hoàn toàn bị gục ngã nếu không có kế hoạch mua sắm sau sinh.
Contents
Hãy lựa chọn ra những vật dụng cơ bản nhất
Đầu tiên, mẹ có thể lên mạng tìm hiểu mẫu danh sách liệt kê vật dụng cần cho bé hoặc tự tạo một mẫu trên máy tính rồi viết ra những đồ sơ sinh mẹ đang nghĩ tới trong đầu. Trong danh sách của mẹ cần bao gồm vật dụng cần thiết: bỉm tã, quần áo, thực phẩm , đồ dùng cho bé và chia thành các mục từ lớn tới nhỏ. Ví dụ mua thực phẩm, mẹ có thể chia như sau: Thực phẩm sẽ có loại mẹ tự nấu và loại mẹ mua sắm thêm bên ngoài, với những thực phẩm tự nấu mẹ sẽ cần nguyên liệu và dụng cụ nào để hỗ trợ nấu ăn và nếu là sản phẩm mua ăn sẵn bên ngoài thì sẽ chia theo từng giai đoạn để mua tương ứng. Chọn từ 5- 10 sản phẩm bắt buộc bé sơ sinh cần có để đưa lên mục ưu tiên, mẹ sẽ thấy danh sách đồ dùng cần mua trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Hãy làm nghiên cứu trước khi mua sắm
Tìm hiểu thêm: Bà bầu tập Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào mới tốt?
Sau khi mẹ đã có danh sách vật dụng cần mua thì bắt đầu làm nghiên cứu để chọn ra thương hiệu nên mua. Mẹ có thể nói chuyện với những mẹ đã có kinh nghiệm trước đây, lựa chọn ra vài mẹ để trao đổi rồi tổng hợp thông tin, mẹ cũng có thể kết bạn mới với những mẹ thông thái khác thông qua các diễn đàn xã hội để bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Bước tiếp theo, mẹ sử dụng danh sách đã tổng hợp thương hiệu và tìm hiểu trên mạng thông qua các bài “review sản phẩm tiêu dùng”, mẹ nên đặt ra câu hỏi: Sản phẩm đó có dễ sử dụng không? Có những phản ánh nào xung quanh sản phẩm? Mẹ cần phân biệt một điều rạch ròi khi mua đồ: Mỗi em bé sinh ra đều khác nhau và nhu cầu của từng bé không bao giờ giống nhau, sản phẩm phù hợp với gia đình bạn bè thì chưa chắc đã phù hợp với con của mẹ.
Đưa ra quyết định
Khi mẹ cảm thấy đã nghiên cứu đủ và có thể đưa ra quyết định mua hàng, mẹ lưu ý hãy luôn giữ lại hoá đơn sau khi mua sắm vì nếu có bất kì hỏng hóc hay cần bảo hành thì mẹ sẽ không phải lo lắng hay căng thẳng sửa chữa sau đó.
Thư giãn
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu mang song thai và những vấn đề liên quan thường gặp
Tất cả những sản phẩm cho bé, các công cụ đều sinh ra với mục đích hỗ trợ ba mẹ một cách tốt nhất, mẹ không nên quá lo lắng hay căng thẳng khi tới giai đoạn này. Một sự thật đó là mẹ có thể mua tới hàng trăm loại sản phẩm em bé khác nhau sau khi xem quảng cáo mà sau đó vẫn có cảm giác bé không có đủ đồ dùng cần thiết. Mẹ nên lưu ý rằng, tất cả các bé sau khi sinh sẽ cần ngay những sản phẩm sau: Tã bỉm, quần áo, thức ăn và một nơi để bé nghỉ ngơi, vì vậy những vật dụng khác như: nôi, cũi, ghế ngồi ô tô, xe đẩy, xe rung, đồ chơi thông minh, vv đều là những lựa chọn xếp sau.
Mẹ cần ghi nhớ khi mang thai mọi chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng đều cần theo kế hoạch thì sau khi sinh mọi thứ vẫn cần đi theo tiến trình tương tự, nếu mẹ chuẩn bị tốt cả về tâm lý lẫn tinh thần thoải mái thì nuôi con chắc chắn không phải là cuộc chiến.
Ngọc Anh/Tổng hợp