Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Rate this post

Lần đầu tiên mang thai chắc hẳn mẹ nào cũng có nhiều bỡ ngỡ, từ những việc nhỏ nhất như làm sao để biết mình đang có bầu tới những danh sách việc cần chuẩn bị cho con theo từng giai đoạn. Mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng chuẩn bị từng bước để chào đón con yêu. 

Bạn đang đọc: Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Những hoạt động mẹ nên làm trong kì tam cá nguyệt thứ nhất

Hãy chắc chắn mẹ đang có thai

Phần lớn các quen thử thai tại nhà có thể phát hiện gần như chính xác sau 1 tuần kể từ ngày “đèn đỏ” của mẹ biến mất  hoặc hai tuần sau khi mẹ rụng trứng. Nếu que thử cho ra kết quả không như ý hoặc vạch xuất hiện mờ thì mẹ nên đợi một vài ngày tới một tuần sau đó để thử lại nếu như vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện. 

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Làm thế nào để biết mẹ có mang thai không?

Mẹ nếu có những đấu hiệu dưới đây thì khả năng mang thai là rất cao:

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Bổ sung vitamin khi mang thai

Nếu mẹ chưa bổ sung vitamin trước đây thì hiện tại là thời điểm thích hợp bởi mẹ cần bổ sung đầy đủ Axit Folic trong thời kì đầu này. Axit Folic là thành phần quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ nứt đốt sống ở bé trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh sơ khai.

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Kiểm tra bảo hiểm sức khoẻ

Mẹ hãy chắc chắn rằng bảo hiểm sức khoẻ của bản thân bao gồm: chăm sóc thai kì, chi phí phát sinh đi kèm cùng những khoản chăm sóc khác dành cho em bé. Hãy liên hệ với các công ty bảo hiểm sức khoẻ nếu mẹ chưa có một kế hoạch cụ thể trước mắt để nhận được những lời khuyên và tư vấn có ích.

Lựa chọn một nơi để thăm khám

Nếu mẹ đã có một bác sĩ riêng cho gia đình trong lĩnh vực này thì mọi thứ đều trở nên đơn giản, còn nếu chưa có thì hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ. Mẹ có thể tìm hiểu thông qua bạn bè và người thân để lựa chọn một nơi thích hợp đồng thời kiểm tra lại nơi thăm khám có thuộc danh sách bảo hiểm mẹ được nhận hay không. 

Đặt lịch hẹn khám thai với bác sĩ

Hầu hết các cơ sở y tế không thăm khám cho tới khi mẹ mang thai được 8 tuần trở lên, nhưng nếu mẹ muốn kiểm tra trước đó thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ và bệnh viện đã lựa chọn để quy trình diễn ra nhanh hơn. 

Để chuẩn bị, mẹ nên ghi lại ngày đầu tiên trong kì kinh nguyệt cuối cùng để bác sĩ chuẩn đoán đúng số tuần tuổi thai, trò chuyện cùng người thân về những tiền sử bệnh trong gia đình để cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ. 

Nhận lời khuyên từ bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng

Phần lớn các loại thuốc thường không an toàn sử dụng khi mang thai. Nếu mẹ sử dụng bất kì loại thuốc nào liên quan tới các bệnh mãn tính (khớp, hen suyễn, tiểu đường…) thì đừng quá lo lắng mà hãy gặp bác sĩ để kiểm tra danh sách thuốc hiện tại, tìm hiểu loại nào an toàn và loại nào không nên sử dụng tiếp. Hãy thẳng thắn chia sẻ mọi loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ bao gồm các loại vitamin, thực phẩm chức năng hay thảo dược. 

Nếu mẹ hút thuốc, hãy từ bỏ ngay hôm nay

Hút thuốc gây nên những nguy hiểm tiềm tàng cho cơ thể con người, đặc biệt là mẹ đang mang thai. Hút thuốc có thể gây nên các hiện tượng xấu cho thai nhi: xảy thai, các vấn đề liên quan tới nhau thai và sinh non, đồng thời làm tăng tỉ lệ chết sớm ở thai nhi. Một vài nghiên cứu đã đưa bằng chứng về nguyên nhân sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ có nguyên nhân từ thuốc lá. 

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Nếu mẹ uống bia/rượu, hãy từ bỏ ngay hôm nay

Một chút chất cồn chứa trong bia và rượu đều gây nên hiện tượng thiếu hụt cân ở thai nhi, bé sẽ đối diện với những vấn đề sau này khi trưởng thành như: tiếp thu chậm, giao tiếp kém, thiếu tập trung, vấn đề ngôn ngữ và là nguyên nhân của bênh rối loạn tăng động (ADHD). Mặc dù không có tài liệu nào đưa ra chính xác về hàm lượng gây nên những tác hại trên nhưng để bảo vệ con yêu từ khi chưa lọt lòng, mẹ hãy từ bỏ những thức uống có cồn. 

Giảm lượng nạp caffeine mỗi ngày

Nghiên cứu chỉ ra rằng một lượng lớn caffeine sẽ dẫn tới xảy thai và những vấn đề khác trong quá trình mang thai. Đó là lí do vì sao các bác sĩ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên nạp dưới 200mg caffeine mỗi ngày. 

Hãy chắc chắn rằng những hoạt động sắp tới an toàn cho thai nhi

Một vài hoạt động bên ngoài bao gồm cả công việc và những thói quen sở thích của mẹ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sự phát triển của bé. Mẹ sẽ bắt đầu phải lựa chọn những thứ nên làm hoặc không nên bao gồm: dọn dẹp nhà cửa, đạp xe, tiếp xúc với hoá chất, uống nước trực tiếp chưa đun sôi…

Tìm hiểu thêm: Thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai các mẹ đã biết chưa?

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Nếu mẹ đang làm việc trực tiếp với hoá chất, kim loại nặng và các công việc tiếp xúc với chất phóng xạ, mẹ nên cân nhắc để thay đổi công việc càng sớm càng tốt.

Tránh các thực phẩm không an toàn

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên lưu ý tránh những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất bảo quản bao gồm thịt chưa chín, các loại phô mai chưa qua chế biến, trứng sống và sushi làm từ cá sống, hàu sống và những loại sò khác, cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao (như cá biển), rau sống…Mẹ có thể kết hợp ăn sa lát với những loại thực phẩm giàu protein như trứng luộc, thịt gà, hải sản, thịt hun khói và các loại thịt đã được nấu chín kĩ. 

Hãy cố gắng ăn tốt nhất có thể

Đừng lo lắng nếu mẹ không thể ăn uống gì trong kì tam các nguyệt đầu tiên vì những cơn ốm nghén hành hạ. Mẹ chỉ cần cố gắng trong khả năng của cơ thể và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn trong giai đoạn đầu tiên này.

Bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ

Hãy chắc chắn rằng trong tủ lạnh nhà mình luôn có những đồ ăn có lợi cho thai nhi: ngũ cốc, trái cây tươi và khô, các loại mì dinh dưỡng từ lúa mạch và sữa chua, sữa tươi. 

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Vượt qua những cơn ốm nghén

Thật không may với nhiều mẹ, ốm nghén xảy ra với hầu hết phụ nữ mang thai và kéo dài trong 3 tháng đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ có thể giảm ốm nghén bằng cách chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn thành ba bữa chính như trước. Gừng và châm cứu có thể hữu ích với một số mẹ, nếu mẹ vẫn không thể giảm được ốm nghén thì nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để bổ sung thêm vitamin B6 hoặc những loại thuốc hỗ trợ giảm ốm nghén (những thuốc này phải đảm bảo an toàn và không gây ra phản ứng phụ).

Đi ngủ sớm

Trong thời kì đầu mang thai, mẹ sẽ có cảm giác kiệt sưc shown những gì có thể tưởng tượng, vì vậy hãy nghỉ ngơi ngay khi có thể. 

Cân nhắc việc kiểm tra thai kì đúng thời điểm

Mẹ nên theo dõi từng cột mốc của bé để thăm khám bác sĩ theo đúng giai đoạn phát triển, trong đó có siêu âm tuần 12 được coi là một trong những siêu âm quan trọng nhất ở thai nhi để phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bênh Down. 

Học cách nhận biết những dấu hiệu tiềm ẩn trong thai kì

Một số cơn đau bất chợt có thể tới và xâm chiếm cơ thể mẹ kèm theo những cảm giác lạ, những dấu hiệu này có thể bình thường hoặc nghiêm trọng vì thế mẹ nên học cách phán đoán và cảm nhận để thăm khám bác sĩ kịp thời. 

Nghĩ về thời điểm thông báo có thai

Một vài mẹ sẽ thông báo ngay tin vui này tới bạn bè và người thân trong khi đó một số mẹ sẽ đợi qua kì tam cá nguyệt thứ 2, lúc này thai nhi đã ổn định và tỉ lệ xảy thai giảm xuống tối thiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ đang gặp phải vấn đề ốm nghén và những rối loạn trong thai kì thì hãy nói ngay với quản lý công việc và người thân sớm hơn để có những kế hoạch dự phòng. 

Kiểm tra từng tuần phát triển của thai nhi

Mẹ nên lựa chọn một phần mềm theo dõi thai kì và cài đặt trên điện thoại để nắm được từng giai đoạn phát triển của bé, đó là trải nghiệm quý báu mà mẹ chắc chắn không muốn bỏ lỡ. 

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Tham gia các câu lạc bộ mẹ bầu

Không một ai có thể hiểu hết những nỗi khổ mà mẹ đang trải qua bằng những mẹ đang mang bầu, mẹ hãy kết bạn với những mẹ khác để trao đổi thêm kinh nghiệm.

Học cách nói chuyện với em bé trong bụng

Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

>>>>>Xem thêm: Nước ối bao nhiêu thì phải mổ để không ảnh hưởng tới thai nhi?

Mẹ có thể dành từ 5-10 phút mỗi ngày để nghĩ về em bé, lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi ngủ là thời điểm lý tưởng. Trong suốt thai kì, nếu mẹ muốn giao tiếp với bé thì hãy nhẹ nhàng đặt tay lên bụng và nghĩ thầm về em bé và những điều mẹ đang mong muốn. Bé có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ thông qua những xúc cảm truyền từ hệ thần kinh của mẹ tới thai nhi. 

Sắm đồ lót mới

Ngực của mẹ bắt đầu căng và tức, hãy chọn những sản phẩm áo lót làm từ chất liệu cotton và co giãn. Ngực của mẹ trong giai đoạn này có thể tăng từ 1-2 size do sự thay đổi lớn của hormones trong cơ thể.

Quan hệ khi mang thai

Trong thời kì đầu của thai nhi, mẹ có thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, ốm nghén và kiệt sức để làm chuyện đó. Nhưng nếu mẹ vẫn cảm thấy bình thường khi mang thai thì không có bất kì cản trở nào trong chuyện quan hệ, mẹ yên tâm sẽ không làm bé đau tí nào. Em bé đã được bảo vệ bởi một lượng nước ối và thành tử cung đủ dầy dặn để tránh những tác động từ bên ngoài.

Lên kế hoạch chi tiêu cho em bé

Hãy bắt đầu nghĩ về những khoản chi tiêu sẽ phải dành cho bé khi ra đời: quần áo, thực phẩm, tã sữa, đồ chơi…Mẹ nên lập một kế hoạch tài chính và kê ra những thứ em bé cần theo từng chu kì để bắt đầu tiết kiệm dần từ giai đoạn đầu mang thai. 

Danh sách mẹ nên làm trong cả ba giai đoạn thai kì

  • Uống nhiều nước
  • Tập thư giãn cơ thể
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Bổ sung thức ăn vặt có lợi cho sức khoẻ
  • Tham gia các lớp thư giãn cho mẹ bầu (bơi lội, yoga…)
  • Đi bộ ngắn (từ 15 – 20 phút mỗi ngày)
  • Ăn thực phẩm có lợi cho bầu (rau xanh, trái cây, trứng, cá hồi, khoai lang, sữa chua, hạt ngũ cốc, đậu…)
  • Viết nhật kí
  • Kiểm tra cân nặng (để đảm bảo không vượt quá số cân quy định)
  • Nhận biết các vấn đề thường gặp khi mang thai
  • Chụp ảnh thai kì

Mang thai là một hành trình khá dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và cả những kiến thức thông thái, chuẩn bị từ sớm sẽ giúp mẹ bớt bỡ ngỡ và có những bước đệm vững chắc chuẩn bị cho con yêu chào đời tốt nhất. 

Ngọc Anh/Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *