Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh là biện pháp duy nhất giúp phòng ngừa lây bệnh viêm gan B từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con không phải là nhỏ. Do đó, tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh nếu mẹ bị mắc bệnh viêm gan B là rất quan trọng và cần được thực hiện sớm. Vậy thời điểm nào là thích hợp để tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh và cần lưu ý gì, chúng ta cùng tìm hiểu mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh và lưu ý cần thiết dành cho mẹ
Contents
1. Về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có thể biến chứng sang xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là bệnh nguy hiểm bởi vì khi mới bị mắc bệnh thì không có dấu hiệu gì rõ rệt. Viêm gan B có 2 dạng cấp tính và mãn tính.
Người mắc viêm gan B cấp tính thường có những biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sậm màu, sợ mùi thức ăn, khó chịu,… Sau khi được điều trị thì có thể bệnh nhân sẽ phục hồi sau 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân viêm gan B cấp tính bị suy gan nặng dẫn đế tử vong.
Ngoài ra, có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan B cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính và không có triệu chứng gì đặc biệt. Bệnh cứ diễn tiến âm thầm, vi rút viêm gan B trú ẩn ở máu người bệnh khi có cơ hội sẽ tấn công vào tế bào gan, chức năng hoạt động của gan và đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển nặng sang ung thư gan, xơ gan.
2. Tình trạng viêm gan B lây từ mẹ sang con
Viêm gan B lây lan qua 3 đường: truyền máu, tình dục, truyền từ mẹ sang con. Trong đó, tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi mang thai người mẹ bị viêm gan B có thể truyền sang cho thai nhi.
Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B trước hoặc trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B ở 3 tháng giữa thì tỷ lệ truyền bệnh sang con là 10% và ở giai đoạn 3 tháng cuối mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ tăng cao đến 60-70%.
Sau khi sinh nếu không áp dụng biện pháp phòng ngừa cho con thì sẽ có tới 90% nguy cơ mẹ truyền bệnh sang cho con. Có đến 50% số trẻ này sẽ chuyển sang viêm gan B mãn tính. Và các trẻ này khi trưởng thành tỷ lệ bị xơ gan rất cao.
Việc phòng ngừa lây lan viêm gan B khó nhất đó là truyền từ mẹ sang con. Vì vậy khi mang thai thì các thai phụ nên đi khám định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để từ đó biết được mình có mắc viêm gan B không để có sự chuẩn bị tốt nhất cho trẻ. Hiện nay biện pháp phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con đó là tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
3. Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh
- Việc tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết, để giúp giảm nguy cơ mẹ lây truyền bệnh viêm gan B sang cho con.
- Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp trẻ có hơn 90% không bị lây bệnh viêm gan B từ mẹ.
- Các thai phụ nên làm xét nghiệm viêm gan B, để từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh theo từng trường hợp.
- Trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B có chỉ số HBsAg (+) và HBeAg (-) thì ngay sau sinh, trẻ sẽ được tiêm một liều huyết thanh viêm gan B, kèm với một mũi văc xin ngừa viêm gan B trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh.
- Trường hợp mẹ bị viêm gan B có chỉ số HBsAg (+) và HBeAg (+) thì bé sẽ được tiêm hai liều huyết thanh viên gan B, cùng với một mũi văcxin ngừa viêm gan B trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh, để ngừa viêm gan B cho bé.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi và cách chăm sóc bé mẹ nên biết
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không?
Qua bài viết trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng các bậc phụ huynh sẽ lưu ý hơn đến vấn đề tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Nếu ở trường hợp mẹ bị viêm gan B, cần thiết tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt (trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh) để làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh sang cho con.
Thanh Ngân tổng hợp