Trẻ sơ sinh bị cảm cúm là tình trạng rất hay gặp vì hệ miễn dịch của con còn rất non yếu, rất dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với môi thường bên ngoài. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường dễ bị biến chứng sang những bệnh nguy hiểm khác. Do đó ba mẹ nên lưu ý về căn bệnh này của trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm mẹ phải xử trí như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu. Thông thường nếu trẻ sơ sinh bị cảm cúm không bị biến chứng thì sẽ tự khỏi từ 7 đến 10 ngày, và cơ thể trẻ sẽ có miễn dịch với loại vi rút cảm cúm mà trẻ vừa mắc phải.
Contents
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Bệnh cảm cúm là do vi rút gây ra. Có hơn 100 chủng loại vi rút khác nhau vì vậy trẻ có thể nhiều lần bị cảm cúm trong suốt cuộc đời.
1.1 Nguồn lây nhiễm và dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu nên rất dễ bị cảm cúm nếu tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm là do bị lây truyền từ nhiều nguồn lây nhiễm của môi trường bên ngoài:
- Tiếp xúc với người thân mắc bệnh cảm cúm.
- Tiếp xúc với môi trường không khí có chứa vi rút cảm cúm.
- Tiếp xúc với trẻ em khác hay các vật dụng có chứa vi rút cúm.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có các biểu hiện sau đây:
- Sổ mũi, nước mũi lúc đầu trong và lỏng, dần trở nên đặc hơn, có màu xanh hoặc vàng.
- Nghẹt mũi, khò khè.
- Ho, sốt, hắt hơi
- Biếng bú, biếng ăn và quấy khóc
1.2 Các biến chứng sang bệnh nguy hiểm khác khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Viêm tai giữa do chất dịch bị ứ đọng trong khoang tai giữa và vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ gây nén tình trạng viêm tai giữa. Trẻ sẽ bị ù tai, đau nhức tai. Với trẻ dưới 1 tuổi vì không biết nói nên trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, kéo tai. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm ba mẹ nên để ý đến những dấu hiệu biến chứng kèm theo.
- Viêm xoang
Do vi khuẩn tích tụ trong khoang mũi phát triển mạnh gây nên tình trạng viêm nhiễm. Viêm xoang có các biểu hiện như chảy nước mũi xanh > 10 ngày, mắt có nhiều ghèn, đaau đầu, sốt cao, ho có đờm, mệt mỏi.
- Viêm phế quản
Đây là biến chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm với các biểu hiện như ho có đờm, sốt cao, thở khò khè, thở rít,…
- Viêm phổi
Do vi khuẩn phát triển ở chất nhày của phổi gây nên. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm biến chứng sang viêm phổi sẽ có các biểu hiện như sốt cao trên 5 ngày, đau ngực, khó thở, thở nhanh và hõm ngực, ho có đờm,…
Tìm hiểu thêm: Chỉ ra 8 quan niệm ở cữ – chăm con lỗi thời mẹ không cần phải áp dụng theo
Trên đây là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm. Ba mẹ nên lưu ý quan sát những triệu chứng kèm theo. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu biến chứng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bắt đầu có các dấu hiệu bị cảm cúm thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì giai đoạn này trẻ dễ bị biến chứng hơn các trẻ lơn hơn.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm khiến trẻ rất mệt mỏi vì sổ mũi, nghẹt mũi, ho đờm, sốt,… hành hạ. Trẻ bị cảm cúm thông thường thì không có thuốc điều trị vì cơ thể trẻ sẽ tự tạo miễn dịch và khỏi bệnh. Hầu hết các thuốc được kê khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm là thuốc điều trị triệu chứng để giúp bé dễ chịu và mau khỏi bệnh hơn.
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng khi có bắt đầu có vài dấu hiệu cảm cúm thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ, để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp, phòng những biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
- Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng trở lên, nếu trẻ có dấu hiệu sốt từ 38,9 độ C trong vòng 2 ngày, hoặc 38,5 độ C trong 3 ngày, thì ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám bệnh.
- Trẻ sơ sinh bị cảm cúm chủ yếu do vi rút gây ra do đó ba mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc chỉ làm tốn kém và gia tăng khả năng lờn thuốc của trẻ mà thôi.
- Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm ba mẹ nên lưu ý bổ sung thêm nước cho trẻ bằng cách cho bú thêm sữa với những trẻ dưới 6 tháng, và cho uống thêm nước với những trẻ trên 6 tháng.
- Nếu trẻ chỉ ho nhẹ thì ba mẹ đừng cố gắng cắt cơn ho của trẻ. Vì ho là phản xạ có lợi giúp cơ thể tống đàm nhớt ra ngoài giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để một đứa trẻ biếng ăn chịu ăn uống một cách lành mạnh?
- Trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên được ba mẹ rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để giúp loại bỏ vi rút, vi khuẩn có hại nhanh hơn.
- Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm ba mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài đến những nơi đông người, vì dễ bị lây truyền thêm những bệnh khác, sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
- Ba mẹ luôn quan tâm để ý đến các biểu hiện của con. Nếu thấy con có dấu hiệu trở nặng hay có những dấu hiệu bất thường, thì nên đưa con đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
- Ba mẹ nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi tiêm phòng vắc xin cúm và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để có thể phòng ngừa bệnh cúm, và giảm thiểu rủi ro biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm và những cách chăm sóc con đã được Blogtretho.edu.vn giải đáp tường tận qua những chia sẻ trên. Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích, để ba mẹ có thể biết cách xử lý khi bé nhà mình bị cảm cúm. Chúc các bé yêu sẽ mau chóng lành bệnh, ăn mau chóng lớn và phát triển một cách toàn diện nhất.
Thanh Ngân tổng hợp