Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

Rate this post

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có lẽ là chủ đề được rất nhiều các cha mẹ có con đến tuổi ăn dặm quan tâm. Điều này là hiển nhiên vì những bước khởi đầu giúp bé làm quen với thực phẩm, cũng như kỹ năng nhai nuốt rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng tham khảo một số ý tưởng hay để đưa vào thực đơn cho bé nhé. 

Bạn đang đọc: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

Để tận dụng được ý tưởng hay trong việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, việc điểm lại một số vấn đề quen thuộc liên quan đến ăn dặm cũng rất cần thiết. Cụ thể hơn, bạn có thể xem lại một số lưu ý liên quan đến chất dinh dưỡng, lượng và loại thức ăn phù hợp cho bé 6 tuổi như dưới đây, trước khi xây dựng thực đơn cho con nhé.

Contents

1. Những vấn đề liên quan đến việc ăn dặm của bé

1.1. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé 6 tháng tuổi

Dưới đây là những chất dinh dưỡng mà bé 6 tháng tuổi nên được cung cấp đủ, bao gồm:

  • Calcium : là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương và răng của bé.
  • Sắt : sắt giúp vận chuyển máu chứa oxy đến các bộ phận của cơ thể.
  • Kẽm : giúp cải thiện sự phát triển và sửa chữa các tế bào trong cơ thể.
  • Chất béo : giúp duy trì thân nhiệt của em bé cũng như kích thích não phát triển.
  • Carbohydrate : cung cấp năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Chất đạm (protein) : đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tế bào.
  • Vitamin : các loại vitamin khác nhau đóng góp khác nhau cho sự phát triển của bé, gồm: vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12, C, D, E và K – là các loại vitamin rất cần thiết cho bé.
  • Khoáng chất khác : tương tự như vitamin, các loại khoáng chất khác nhau cũng có vai trò khác nhau đối với quá trình phát triển của bé. Ví dụ như natri và kali là hai loại khoáng chất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của bé. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

1.2. Bé nên ăn bao nhiêu là đủ

Trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng chính qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bạn có thể giới thiệu các loại thực phẩm cho bé vào bữa sáng hoặc trưa. Hãy cho trẻ làm quen với 1 loại rau hoặc 1 loại trái cây mỗi lần ăn, và kéo dài liên tục ít nhất 3 ngày. Nếu trẻ tỏ ra thích thú cũng như không có bất kỳ phản ứng bất thường nào đối với loại rau/ trái cây/ thức ăn đó, bạn có thể yên tâm đưa chúng vào danh sách món ăn của bé và tiếp tục chuyển qua loại thực phẩm khác.

1.3. Những loại thức ăn phù hợp đối với bé 6 tháng tuổi

Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên cho gia vị như muối, bột nêm vào đồ ăn dặm của bé, cho đến khi bé được 1 tuổi, vì việc này có thể gây hại cho thận của con.

Bạn có thể cho bé ăn những loại thức ăn lành mạnh sau:

  • Trái cây nghiền : bạn nên hấp chín trái cây sau đó rây/ nghiền nhuyễn cho trẻ ăn. Một số loại bạn có thể nghiền, rây trực tiếp cho bé mà không cần hấp qua như: chuối, bơ, táo hay đào.
  • Rau củ nghiền : đối với các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô,…bạn có thể hấp lên và cho trẻ bốc ăn hoặc nghiền nhuyễn.
  • Súp đậu : bạn có thể luộc nhừ một số loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan,…và cho bé ăn dạng súp.
  • Cháo : gạo cung cấp lượng carbonhydrate và vitamin dồi dào cho bé. Bạn có thể nấu cháo và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.
  • Cháo ngũ cốc : ngoài gạo bạn có thể nấu cháo với những loại ngũ cốc khác như lúa mì, yến mạch, hạt kê hay lúa mạch. Bạn có thể rang và xay lẫn hoặc riêng các loại ngũ cốc này để nấu bột cho bé .
  • Súp rau củ : rau củ nấu nhừ cũng là một món súp bổ dưỡng cho bé.
  • Yoghurt : mặc dù sữa bò được khuyến cáo không dùng cho bé dưới 1 tuổi, nhưng bạn vẫn có thể cho bé ăn sữa chua không đường để thay đổi với các món nghiền, rây khác. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

1.4. Bạn nên làm gì nếu bé bị dị ứng với thức ăn

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra dưới dạng tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, ngứa, táo bón hay đau dạ dày. Nếu bé có những triệu chứng trên sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bạn hãy ngừng cho bé ăn ngay lập tức. Nếu phản ứng dị ứng vẫn còn, bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám. Bạn có thể cho bé thử ăn lại loại thực phẩm gây dị ứng nếu bác sỹ đồng ý và khuyến khích.

2. Một số ý tưởng về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Từ những điểm chính liên quan đến việc ăn dặm của bé 6 tháng như đã đề cập, bạn có thể lập một kế hoạch ăn dặm cho bé, bao gồm những thực đơn cụ thể để theo dõi một cách thuận tiện hơn.

Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo:

2.1. Thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 6 tháng

2.1.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – tuần 1
Ngày 1
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

Ngày 2
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
Ngày 3
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa:Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
Ngày 4
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Súp đậu xanh
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

Ngày 5
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Súp đậu xanh
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
Ngày 6
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Táo hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Súp đậu xanh
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
Ngày 7
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Lê hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Súp đậu lăng – rau bina
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

2.1.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – tuần 2
Ngày 1
  • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa sáng: Lê hầm
  • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa trưa: Súp đậu lăng – rau bina
  • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Ngày 2
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bí đỏ và rau bina xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Táo hầm
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 3
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bí đỏ và rau bina xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Lê hầm
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 4
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bí đỏ và rau bina xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 5
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Táo hầm
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 6
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Khoai tây nghiền
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 7
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Khoai tây nghiền
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu lăng – rau bina
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    2.1.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – tuần 3
    Ngày 1
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Lê hầm
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo với bột cà rốt
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 2
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bí ngô và rau bina xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo với bột cà rốt
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

    Tìm hiểu thêm: Tăng cân ở trẻ sinh non như thế nào là bình thường?

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 3
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Táo hầm
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo với bột cà rốt
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 4
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Cà rốt – củ cải đường xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Rau bina – bí ngô xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 5
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Cà rốt – củ cải đường xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu lăng – rau bina
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 6
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Cà rốt – củ cải đường xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Lê hầm
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 7
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Cháo gạo với cà rốt nghiền
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu xanh – quả bầu
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    2.1.4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – tuần 4
    Ngày 1
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Khoai tây nghiền
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu xanh – quả bầu
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 2
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bột gạo – khoai lang
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp bí ngô – cà chua
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 3
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bột gạo – khoai lang
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo quả bầu
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 4
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Bột gạo – khoai lang
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo gạo cà rốt/ cháo yến mạch cà rốt
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Ngày 5
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Súp đậu lăng – rau bina
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Cháo rau bina
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 6
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Khoai tây nghiền
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu xanh – hạt kê
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức
    Ngày 7
    • Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa sáng: Rau bina – bí ngô xay/ nghiền nhuyễn
    • Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa trưa: Súp đậu xanh – hạt kê
    • Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
    • Bữa tối: Sữa mẹ/ sữa công thức

    2.2. 6 công thức nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng

    Bạn hãy tham khảo thêm một số công thức nấu món ăn dặm cho bé với các nguyên liệu phổ biến:

    2.2.1. Táo hầm với quế 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
    • 1 quả táo
    • Nước
    • Bột quế
    Cách làm:
    • Bạn nấu táo gọt vỏ, cắt hạt lựu trong nước sôi hoặc nấu trong nồi áp suất cho chín mềm.
    • Bạn xay táo hầm cho nhuyễn rồi cho thêm một chút xíu bột quế vào trộn đều, và món táo hầm đã sẵn sàng.
    2.2.2. Xoài nghiền
    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
    • 1 quả xoài
    Cách làm
    • Bạn gọt vỏ và bỏ hột xoài, lấy phần thịt cắt nhỏ.
    • Bạn xay hoặc rây phần thịt xoài cho nhuyễn (không cần thêm đường)
    2.2.3. Cháo yến mạch

    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:

    • 1 chén yến mạch
    • Nước
    • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
    • ½ quả chuối 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    Cách làm
    • Bạn nấu sôi 2 chén nước
    • Khi nước bắt đầu sôi, bạn vừa cho từ từ chén yến mạch vào, vừa khuấy đều để tránh vón cục.
    • Sau khi yến mạch chín, bạn cho thêm 2 muỗng canh sữa.
    • Bạn có thể cho thêm chuối xay để tăng hương vị cho món ăn.
    2.2.4. Bột bí ngô hay bí ngô nghiền
    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
    • ¼ quả bí ngô
    • Nước
    Cách làm:
    • Bạn gọt vỏ, bỏ ruột và cắt nhỏ bí ngô
    • Bạn đun sôi 2 chén nước và cho bí ngô vào nấu mềm (bạn nhớ đậy nắp nồi nấu nhé)
    • Bạn nghiền hoặc xay bí ngô đã nấu cho nhuyễn mịn và cho bé ăn. Vị ngọt tự nhiên của bí ngô sẽ làm cho món bột của bé ngon và hấp dẫn hơn. 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    2.2.5. Cháo gạo
    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
    • 1 chén nhỏ bột gạo
    • Nước
    • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
    Cách làm
    • Bạn nấu nước cho sôi và cho bột gạo từ từ vào quấy đều để tránh vón cục
    • Sau khi bột chín, bạn cho vào 2 muỗng canh sữa và trộn đều
    2.2.6. Khoai tây nghiền
    Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
    • 2 củ khoai tây nhỏ
    • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
    Cách làm:
    • Bạn gọt vỏ khoai tây và cắt nhỏ
    • Bạn cho khoai tây vào nước và nấu mềm
    • Bạn cho khoai tây đã chín mềm vào một cái tô và nghiền nhuyễn
    • Sau khi khoai tây đã được nghiền nhuyễn mịn, bạn cho thêm sữa vào trộn đều là món ăn đã sẵn sàng cho bé

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    3. Một số lưu ý dành cho bạn

    Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

    • Bạn nên bắt đầu cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn (khoảng 1-2 thìa), và chỉ cho bé ăn thêm nếu con tỏ ra hứng thú.
    • Bạn nên giới thiệu cho bé một loại thực phầm mỗi lần ăn dặm và theo dõi phản ứng của bé trước khi chuyển sang loại thực phẩm khác.
    • Bạn hãy làm theo quy tắc “3 ngày” và ghi chú lại tất cả những món ăn mới mà bạn cho bé ăn dặm để việc xác định nguyên nhân gây dị ứng cho bé (nếu có) được dễ dàng hơn.
    • Bạn không nên cho bé ăn thức ăn dạng miếng hoặc ngón tay quá sớm vì chúng có thể gây hóc hoặc nghẹn cho bé.
    • Bạn nên chọn một khu vực yên tĩnh như (phòng khách hoặc bếp) để cho bé ăn.
    • Bạn nên hạn chế các yếu tố khiến bé bị xao nhãng, đặc biệt cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại, ipad hay ti vi.
    • Bạn nên đựng thức ăn dặm của bé trong những đồ đựng bằng thủy tinh hoặc đồ đã được khử trùng.
    • Bạn nên tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, không nên cho bé ăn thức ăn mua ở ngoài vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu ớt rất dễ bị ảnh hưởng. 

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – những ý tưởng hay mẹ có thể áp dụng cho con

    >>>>>Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ có biết nguyên nhân?

    Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng như một số mẫu tham khảo ở trên đều gồm những món ăn đơn giản nhưng lại dễ và tốn ít thời gian để chế biến. Bạn hãy lưu ý rằng, cho bé ăn dặm là để bé làm quen với thức ăn cứng ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, đồng thời tạo cơ hội cho bé tập nhai nuốt cũng như rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thiết lập kế hoạch cụ thể nhằm theo dõi một cách dễ dàng cũng như không tạo áp lực cho bé và chính bản thân mình, bạn nhé.

    Theo FirstCry Parenting

    Lily Nguyễn lược dịch

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *