Thóp trẻ sơ sinh và những điều có thể bạn chưa biết

Rate this post

Thóp trẻ sơ sinh là một trong những phần quan trọng trên cơ thể bé, mà có thể bạn chưa thực sự biết nhiều về nó. Dẫu rằng, một phần cơ thể rồi cũng phát triển bình thường như các bộ phận khác, song trong quá trình phát triển đó, có thể ở thóp đầu trẻ cũng có những dấu hiệu chỉ cho bạn biết, con thực sự đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần can thiệp.

Bạn đang đọc: Thóp trẻ sơ sinh và những điều có thể bạn chưa biết

Nếu bạn lướt nhẹ tay trên đầu của trẻ sơ sinh, bạn sẽ cảm nhận được một số điểm mềm mại thay vì xương. Những điểm mềm này, là nơi xương sọ của bé chưa liền lại và được gọi là các thóp đầu của bé. Những thóp này là một phần của quá trình phát triển bình thường ở bé. Tuy nhiên, sự thay đổi của thóp ở trẻ sơ sinh đôi khi có thể chỉ ra một vấn đề về sức khỏe mà con đang gặp phải.

1. Thóp là gì

Không giống như người lớn, xương sọ của bé không liên kết chặt chẽ với nhau mà sẽ có khoảng trống. Những khoảng trống này có vai trò rất quan trọng vì chúng giúp các mảng xương sọ có thể di chuyển thậm chí chồng lên nhau trong quá trình sinh nở, khi bé đi qua đường âm đạo của mẹ. Những khoảng trống này còn tạo không gian giúp bộ não của bé phát triển sau này.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy phần thóp ở phía trước nhỏ hơn ở phía sau đầu bé.

Theo thời gian, các thóp sẽ cứng dần và đóng lại. Thóp sau của bé thường đóng lại khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Thời gian đóng thóp trước của bé thường lâu hơn, trong khoảng 7 đến 18 tháng tuổi.

Thóp trẻ sơ sinh và những điều có thể bạn chưa biết

2. Quan sát thóp

Một số bậc cha mẹ có thể thấy lo lắng khi chạm vào đầu bé hay thóp của bé. Tuy nhiên các cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc tránh chạm vào những phần nhạy cảm này, thóp trẻ dù mềm mại nhưng đó là một lớp màng được tạo nên bởi lớp mô rất bền chắc giúp bảo vệ não của bé.

Những thay đổi hoặc bất thường ở thóp có thể cung cấp đầu mối về sự phát triển và tình trạng sức khỏe của bé. Đó là lý do tại sao bác sỹ hoặc y tá thường xem xét các thóp của bé trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Chẳng hạn việc đóng thóp muộn hoặc thóp mở rộng có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý.

2.1 Thóp bị lõm

Khi chạm vào thóp của bé, bạn thường sẽ thấy hơi mềm và lún nhẹ nhưng chắc chắn. Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy thóp của bé bị lõm và đó có thể là một dấu hiệu của việc bé bị mất nước (không đủ chất lỏng trong cơ thể). Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, trong khi thóp bị lõm có thể xảy ra do cơ thể bé bị mất nước nghiêm trọng, thì trước đó cũng đã có nhiều dấu hiệu thể hiện tình trạng liên quan này ví dụ như bé đi tè ít hơn, bé ít tỉnh táo và nhạy bén hơn bình thường. Thường việc mất nước xảy ra do bé không được cho bú đủ, hoặc bé bị nôn mửa hay tiêu chảy. Trong những trường hợp như thế, bạn nên đưa bé đi gặp bác sỹ ngay.

Tìm hiểu thêm: Đặt tên cho con gái 2020 đẹp và ý nghĩa – ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Thóp trẻ sơ sinh và những điều có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Cách đặt tên cho con gái năm 2018 hay và ý nghĩa

2.2 Thóp bị phồng

Thóp của bé có thể phồng lên hoặc trông có vẻ căng lên khi bé khóc nhưng vẫn trở lại trạng thái bình thường, (phẳng nhẵn hoặc hơi cong) khi bé ngưng khóc và trong tư thế ngẩng đầu. Đó là biểu hiện bình thường và bạn không cần phải lo ngại.

Tuy nhiên nếu thóp của bé bị phồng lên và không trở lại trạng thái bình thường, thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hay sưng não. Lúc này, bạn hãy đưa bé đi gặp bác sỹ ngay, đặc biệt nếu bé kèm theo tình trạng bị sốt hoặc buồn ngủ bất thường hay ngủ nhiều ngủ li bì.

Như vậy, có thể nói rằng thóp trẻ sơ sinh có một số thay đổi sau khi sinh ra là bình thường, phù hợp với sự phát triển cần thiết của bé. Song, bạn cũng cần lưu ý đến thóp của con, kết hợp với việc theo dõi những thay đổi khác ở cơ thể trẻ, để đảm bảo tiến trình phát triển của con thực sự khỏe mạnh và bình thường.

Theo Pregnancy, Birth and Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *