Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Rate this post

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh chắc chắn là mối quan tâm không nhỏ của các bà mẹ. Thông thường, qua một thời gian nhất định sau sinh, cuống rốn trẻ sẽ rụng, rốn trở nên khô ráo. Tuy nhiên, cũng không hiếm các trường hợp, vẫn còn chồi rốn, chảy dịch. 

Bạn đang đọc: Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

1. Chồi rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh là phần u hạt xuất hiện ở rốn như chồi, thường thấy rõ khi cuống rốn đã rụng. Chồi rốn có kích thước nhỏ thì như hạt gạo, lớn hơn thì như hạt ngô hoặc hạt đậu, có thể kèm tình trạng chảy dịch kéo dài làm ướt rốn.

Chồi rốn có thể là bệnh lý u hạt rốn hoặc nang niệu rốn. Bệnh dù không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị một cách kịp thời, sẽ dẫn tới nhiễm trùng và gây nguy hiểm thực sự cho sức khỏe của trẻ. Đa phần trẻ bị chồi rốn thường kèm theo tình trạng chảy dịch làm ướt rốn, bé khó chịu, quấy khóc và có thể còn bị sốt nữa. 

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường ở phần rốn của bé, các mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, nhằm tránh sự phát triển của bệnh lý. Nhiều bậc cha mẹ thường sai lầm ở chỗ, là tự mua thuốc và tự điều trị cho bé ở nhà, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Liên quan đến chồi rốn, sau khi thăm khám, các u hạt ở rốn của bé sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau tùy vào kích thước to – nhỏ, ngắn – dài. Phần lớn, các bác sĩ sẽ chấm thuốc vào đó u hạt rốn này. Sau vài lần, các hạt rốn này sẽ rụng và không ảnh hưởng tới trẻ. Thời gian điều trị thường kéo dài với thời gian từ 2 – 4 tuần. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể sẽ tiến hành tiểu phẫu cho con. 

2. Cách chăm sóc rốn cho bé để tránh tình trạng bị chồi rốn do nhiễm trùng

Sau khi sinh, đoạn dây rốn còn lại trên cơ thể bé trước khi rụng cần phải chăm sóc đặc biệt, vì đây là vết thương hở, lại chứa nhiều máu, dễ khiến vi trùng xâm nhập. Chăm sóc không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, xuất hiện chồi rốn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh thật cần thận.

Khi ra viện, nếu rốn của bé không bị viêm nhiễm thì không nên dùng băng quấn rốn để cho rốn bé nhanh khô. Nếu dùng băng quấn rốn mà bị ướt thì cần thay ngay. Khi thay băng, nên nhỏ một ít dung dịch cồn 70 độ vào rốn và xung quanh rốn (có tham khảo ý kiến của bác sỹ). Không nên bôi lan ra ngoài nhiều, tránh vi khuẩn thâm nhập vào dây rốn gây nguy hiểm.

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Nếu trong quá trình chăm sóc rốn ở trẻ trẻ sơ sinh, thấy bị rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng); rốn hôi, rốn bé chảy nước màu vàng ; rốn sưng đỏ, có mủ; rốn có u hạt to, ướt rốn; không khô và trẻ sốt,.. cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Các mẹ thường sợ bé đau, vì nghĩ bé còn nhỏ quá, nên thường không dám mở miếng gạc để thay băng rốn. Điều này cũng rất dễ gây nhiễm trùng rốn. Vì vậy, ở thời điểm sau sinh, mẹ cần thay băng và làm vệ sinh rốn ít nhất 1 ngày /1 lần.

3. Tự chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà để bảo đảm rốn mau khô lành hẳn

Nhằm bảo đảm cuống rốn mau rụng và thật lành, mẹ cần chú ý chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách. Sau khi sinh, lúc tắm bé xong, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau 24 giờ, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn cho trẻ  có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.

Thông thường, các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên nhiều bố mẹ sai cách khi băng kín cho con và thậm chí còn bôi thêm một số dung dịch sát khuẩn với mong muốn vết rốn của con không bị nhiễm trùng. Việc sử dụng không đúng dung dịch sát khuẩn và không theo chỉ định, có thể khiến rốn lâu lành hơn. Do đó, việc bôi các dung dịch lên rốn, bố mẹ cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm và những điều mẹ nên biết

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Mẹ cũng cần giữ cho cuống rốn con khô ráo, để hở, cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô hơn. Mẹ nên quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay. Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm làm ướt rốn quá lâu. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ. 

4. Cách vệ sinh rốn đúng cách ở trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Mẹ cần chuẩn bị gạc mỏng vô trùng, băng rốn sạch, bông vô trùng.
  • Bước 2: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó dùng cồn (70 độ) sát trùng trước khi băng rốn cho bé.
  • Bước 2: Dùng tay trái nâng nhẹ đầu cuống rốn lên để lộ phần chân rốn.
  • Bước 3: Lấy tăm bông tẩm dung dịch povidin 10% bôi xung quanh chân rốn, sau đó bôi từ chân rốn lên cuống rốn, từ trong chân rốn ra ngoài vùng xung quanh.
  • Bước 4: Chờ khi rốn bé khô, lấy gạc vô trùng quấn xung quanh chân rốn và băng lại bằng vòng băng thun vô trùng.

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi và cách chăm sóc mẹ nên tham khảo ngay

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh là tình trạng không hiếm gặp. Do đó, nếu sau khi cuống rốn con rụng, mẹ phát hiện có chồi rốn thì cần theo dõi kỹ hơn, chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Qua ít ngày không thấy có biểu hiện tiến triển như bớt chảy dịch, ngưng chảy dịch, rốn khô dần,…thì mẹ cần mang con đi bác sỹ khám. Hy vọng với những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn vừa mang lại, sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé đúng cách, cũng như luôn bình tĩnh để xử lý đúng, nếu gặp bất thường, để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Ngọc Huyền tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *