Thai nhi 15 tuần tuổi được xem là khoảng thời gian ổn định thai kỳ và tăng cường năng lượng cho hành trình tiếp theo. Vì lúc này, mẹ bầu không còn bị hành hạ bởi các triệu chứng ốm nghén, dễ ăn uống và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, em bé cũng phát triển nhanh chóng và mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé trên thành bụng.
Bạn đang đọc: Thai nhi 15 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Bên cạnh niềm hạnh phúc khi cảm nhận được sự tồn tại của con, mẹ bầu còn gặp phải các vấn đề về thể chất như ợ hơi, ợ chua, nóng rát cơ thể, dị ứng… Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu này? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?
Vào tuần này, thai kỳ sẽ ổn định hơn và mẹ có thể cảm nhận được từng “cú chạm tay, cái đạp nhẹ” của bé vào thành bụng. Những chuyển động này có thể nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ làm mẹ cảm thấy ấm áp và thêm gắn kết với thai nhi. Trong giai đoạn tam cá nguyệt này, mẹ sẽ có những thay đổi về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
1.1. Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu
Đây được xem là khoảng thời gian ổn định thay kỳ khi các triệu chứng ốm nghén đã không còn, mẹ bầu dễ ăn uống, khỏe mạnh hơn và có nước da hồng hào rất đẹp. Tuy nhiên, việc lưu thông máu quá nhanh và tăng gấp nhiều lần so với bình thường sẽ khiến làn da của bạn bị đỏ, nóng rát. Chính vì vậy, các mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp, nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, có gió và hoa cỏ.
Thai nhi 15 tuần tuổi mẹ còn gặp phải các triệu chứng như “viêm mũi thai kỳ”, đau chân, giãn tĩnh mạch hoặc thừa cân. Chính vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung thêm hoa quả, mang vớ và hạn chế đứng quá lâu. Cũng trong giai đoạn này, tóc của bạn sẽ dày và đẹp hơn bình thường dù không gội dưỡng như trước. Ngoài ra, móng tay, móng chân của mẹ dễ bong tróc, mỏng và giòn hơn bình thường. Do đó, mẹ nên chọn loại “sơn dưỡng” không có chất gây hại cho mẹ và bé, cũng như kết hợp ngâm tay, chân trong nước ấm để thư giãn hơn.
1.2. Những thay đổi về mặt tinh thần của mẹ bầu
Đây là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc nhất, khi cảm nhận được các cử động của thai nhi. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ có cảm giác nghi ngờ và sợ hãi về quyết định có con, nhất là khi bạn có tuổi thơ không mấy êm đẹp. Những lúc này, các mẹ bầu nên bình tĩnh, trò chuyện với chồng và suy nghĩ về tương lai thay vì hồi tưởng quá khứ. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải an tâm dưỡng thai và lên kế hoạch lo cho tương lai của đứa trẻ.
2. Thai nhi 15 tuần tuổi phát triển ra sao?
So với 2 tuần vừa qua, cơ thể bé đã phát triển nhanh chóng khi cân nặng gần 100 gram và dài hơn 11cm. Làn da vẫn còn mờ mờ, căng tròn và có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, chân bé đã dài hơn đã hơn cánh tay, hình thành mắt cá chân và đầu gối để có thể cử động nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, em bé có thể ngáp, cử động cơ mặt, hình thành dấu vân tay và răng sữa (nằm bên trong nướu răng).
Tìm hiểu thêm: Thai nhi 9 tuần các cơ quan bắt đầu hoạt động và phát triển đến cuối thai kỳ
3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu
Khi thai nhi 15 tuần tuổi, cơ thể bé sẽ hình thành cơ chế hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển xương và trí não. Chính vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như:
Chất đạm: có trong thịt bò, thịt gà, phô mai, các loại hạt, ngũ cốc, đậu hũ…
Chất sắc: mẹ bầu nên ăn nhiều ngũ cốc, hạt bí, hạt đậu, cải bó xôi, các loại sò… để tăng cường chất sắc.
Bổ sung thêm canxi: bằng cách ăn nhiều hải sản như cua, hàu, cá mối… và các loại rau quả như bông cải xanh, chuối, rau bina, khoai lang… Ngoài ra, mỗi bữa ăn mẹ bầu nên kết hợp thêm ly sữa để tăng cường dưỡng chất và canxi cho cơ thể.
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu:
Tất cả các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, thức uống có chứa cồn hoặc caffeine… đều chứa nhiều muối nitrat và đường tổng hợp – 2 loại chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu. Chính vì vậy, các mẹ nên hạn chế sử dụng vì chúng có thể làm em bé bị nhẹ cân sau khi sinh.
Để hạn chế các triệu chứng táo bón hay đi tiểu đêm, mẹ nên tăng cường uống nước cam, nước lọc, bổ sung chất xơ và sử dụng các liệu thuốc dân gian như ăn rau má, bột sắn dây, rau bồ đề…
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 15 tuần
Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày và không nên ăn trước khi ngủ sẽ giúp mẹ hạn chế mắc phải các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua và nóng bức trong người. Ngoài ra, mẹ dễ bị chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu nếu đứng hoặc ngồi quá lâu. Do đó, mẹ nên điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và hoạt động sao cho thoải mái nhất.
Khi thai nhi 15 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu tiết nhiều mồ hôi, chất dịch… nên dễ gây ra các tình trạng như nổi mẩn đỏ, nóng rát ở vùng háng, nách, dưới ngực… Chính vì vậy, bạn nên tắm và thay đồ thường xuyên, tốt nhất sử dụng các loại quần áo mỏng, dễ thấm nước
>>>>>Xem thêm: Mang thai đa ối có nguy hiểm, mẹ làm gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
Hy vọng các chia sẻ từ bài viết “Thai nhi 15 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý những gì?” của Blogtretho.edu.vn, sẽ giúp các ông bố, bà mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của em bé và tâm sinh lý mẹ bầu. Từ đó, có kế hoạch chăm sóc phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn.
Liên Tiểu Di tổng hợp