Lịch khám thai tại bệnh viện Từ Dũ luôn nhận được nhiều quan tâm của mẹ bầu. Như các chị em đã biết, bệnh viện Từ Dũ được xem như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất tại khu vực phía nam. Tại đây, mẹ bầu sẽ thuận tiện hơn khi được khám đầy đủ cho một quá trình mang thai.
Bạn đang đọc: Lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ mẹ bầu nên quan tâm trong quá trình mang thai
Lịch khám thai tại bệnh viện Từ Dũ luôn được các mẹ bầu quan tâm- Ảnh Internet
Contents
1. Lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ
Trước khi bàn đến lịch khám thai, chị em cần nắm rõ về ưu và nhược điểm nơi mình sẽ khám trong suốt 9 tháng thai kỳ, để có một quá trình mang thai khỏe mạnh và an toàn. Đối với trường hợp lựa chọn bệnh viện Từ Dũ, chị em có thể tham khảo ý kiến như dưới đây.
1.1 Ưu nhược điểm khi mẹ khám thai tại viện Từ Dũ
Viện Từ Dũ sở hữu đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao trong lĩnh vực sản phụ khoa, nhận được nhiều phản hồi tích cực trong việc khám chữa bệnh tại đây.
- Ưu điểm:
– Có dịch vụ khám BHYT
– Có thể hẹn lịch khám thông qua tổng đài 08.1081
– Đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao
– Phòng khám sạch sẽ, trang thiết bị đảm bảo
- Nhược điểm
– Cần nhiều thời gian chờ( vì lương người khám đông)
– Bác sỹ được sắp xếp ngẫu nhiên ( tùy thời điểm bạn đến khám)
- Quy trình khám thai thai
Ngoài việc tham khảo những ưu nhược điểm đã đề cập ở trên, chi tiết lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các mẹ, khi đang cần có thông tin về thời gian để cân nhắc.
1.2. Lịch khám chữa bệnh cụ thể tại bệnh viện Từ Dũ
Một số mẹ vẫn chưa hiểu được cách thức khám thai ở bệnh viện này dẫn đến gặp nhiều bối rối, khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Sau đây là lịch làm việc để mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề thăm khám tại Từ Dũ trong quá trình mang thai:
Thời gian làm việc và thời gian khám bệnh cổng 227 Cống Quỳnh, Q1, Tp. HCM – khám theo BHYT :
Giờ làm việc khoa Chăm sóc trước sinh (khám thai BHYT)- Thứ 2 đến thứ 6:
– Sáng: từ 07g00 đến 11g00
– Chiều: từ 12g30 đến 16g30
– Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ Giờ làm việc khoa Khám Phụ khoa
– Thứ 2 đến thứ 6: từ 07g00 đến 16g30
– Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ
Giờ làm việc của khoa Xét nghiệm:
– Thứ 2 đến thứ 6: từ 07g00 đến 19g00
– Thứ 7: từ 07g00 đến 17g00
– Chủ nhật: nghỉ
Thời gian làm việc, thời gian khám bệnh ở Từ Dũ dành cho đối tượng muốn khám dịch vụ – 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
- Giờ làm việc ở Khoa Sản – Phụ khoa (Dịch vụ)
Thứ 2 đến thứ 6: từ 06g00 đến 18g00
Thứ 7: từ 07g00 đến 16g00
Chủ nhật: 07g00 đến 11g00
Ngày lễ, tết: nghỉ
- Giờ làm việc tại Khoa Hiếm Muộn – Vô sinh:
Từ thứ 2 đến thứ 6:
Giờ hành chính: từ 7h tới 16h:30
Ngoài giờ hành chính: từ 16h:30 tới 19h
Thứ 7:
Sáng: Từ 7h tới 11h
Chiều từ 1h tới 5h
Chủ nhật nghỉ
>>>>>Xem thêm: Đây là lý do bà bầu cần ăn nhiều rau cải xoăn trong thai kỳ
Mẹ có thể liên hệ với bệnh viện Từ Dũ thông qua 3 số điện thoại sau:
– (028) 54 042 829
– 38 395 117
– 38 392 722
Tuy nhiên, mức độ uy tín tại đây cũng tỉ lệ thuận với số lượng người đến thăm khám mỗi ngày. Nếu mẹ muốn khám trọn các buổi quan trọng trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ, thì mẹ nên tìm hiểu về lịch khám và đặt hẹn trước hoặc chọn khám dịch vụ sẽ đỡ mất thời gian hơn. Ngoài ra các mẹ còn có thể tìm hiểu các nội dung mình quan tâm, tại trang web chính thức của Bệnh viện.
Có thể nói, lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ đối với không ít mẹ bầu thực sự là một thử thách hoặc dễ gây chán nản. Nhưng, cho dù thế nào, các mẹ cũng cần khám thai đầy đủ theo lịch vì trong suốt thai kỳ có những lần khám quan trọng các mẹ không nên bỏ qua.
2. Những lần khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua
Bộ Y tế khuyến cáo mẹ bầu nên khám thai định kỳ ít nhất 8 lần trong giai đoạn thai kỳ và siêu âm 5 lần.
Khám thai lần thứ 1: Sau khi trễ kinh và thấy xuất hiện hai vạch trên que thử thai, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được siêu âm và tiến hành các bước xét nghiệm, để xem có phải bạn thật sự có thai và thai đã vào tử cung chưa. Một số trường hợp phát hiện có thai sớm nhưng thai vẫn chưa vào tử cung, nên có thể bác sĩ sẽ hẹn ngày khám thai khác.
Khám thai lần 2: Sau khoảng 7 đến 8 tuần, các triệu chứng ốm nghén xuất hiện. Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xác định tim thai, đo kích thước nước ối và chiều dài phôi. Đây là giai đoạn bác sĩ xác định tuổi thai. Ngoài ra mẹ bầu sẽ được đo các chỉ số cân nặng, huyết áp để tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu.
Khám thai lần 3: từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được kiểm tra độ mờ sau gáy để xác định bé yêu có mắc một số hội chứng như Down, hay phát hiện nhiễm sắc thể bất thường lạ hay không.
[caption-4]Khám thai lần 4: Ở tuần thứ 14 đến tuần thứ 17 của thai kỳ, xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán chính xác hơn về việc bé có gặp trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể không.
Khám thai lần 5: Giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh, đồng thời mẹ bầu tiến hành xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm và sẽ tiêm phòng bổ sung các mũi vacxin còn thiếu.
Khám thai lần 6: Cách lần khám thai thứ 5, 4 tuần sau mẹ bầu sẽ được bác sĩ hẹn khám thai lại để tiếp tục theo dõi sự phát triển của trẻ.
Khám thai lần thứ 7: Khi ở tuần thứ 32, mẹ cần được siêu âm 4 chiều để xác định lần cuối về dị tật của thai. Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh.
Khám thai lần thứ 8: Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần, mẹ bầu cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Kiểm tra lượng oxy bé có nhận đủ hay không và ghi nhận sự thay đổi tim thai. Từ giai đoạn này trở đi, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần một lần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu… và chuẩn bị tinh thần cho bé chào đời.
Theo dõi lịch khám thai ở bệnh viện Từ Dũ giúp mẹ bầu chủ động hơn, trong việc sắp xếp thời gian phù hợp để khám thai định kỳ đúng thời gian yêu cầu của bác sĩ. Hãy theo dõi Blogtretho.edu.vn, các mẹ sẽ được cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất, thông tin liên quan đến việc khám thai, cũng như những vấn đề khác, mà mẹ bầu cần quan tâm trong giai đoạn thai kỳ nhé.
Trần Tạ tổng hợp