Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Rate this post

Thai 28 tuần tức là mẹ và bé đã sang tháng thứ 7 rồi. Lúc này, có thể bé đang dần có sự hoàn thiện và lớn lên rất nhanh, điều này sẽ khiến mẹ có nhiều triệu chứng khó chịu hơn trước. Thai 28 tuần cũng là lúc mẹ phải bổ sung rất nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau để đáp ứng cho kịp tốc độ phát triển của bé, đặc biệt là canxi. Để biết rõ hơn về những thay đổi của cả mẹ và bé trong thời gian này, mời mẹ theo dõi bài viết về thai 28 tuần ngay dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

1. Thai 28 tuần bé phát triển như thế nào

Ở tuần thứ 28 này, bé đã đạt được trong lượng khoảng 1,1 kg và dài hơn 38 cm rồi đó mẹ, và con sẽ tiếp tực tăng mạnh ở những tuần tiếp theo. Do cân nặng đã được tăng khá nhiều ở giai đoạn này nên các nếp nhăn ở tay và chân con cũng đã được căng hơn và khi sinh ra mẹ sẽ ngạc nhiên vì sự mềm mại và bụ bẫm của con đấy.

Lúc này, não và hệ thần kinh của con cũng đang phát triển từ từ, mẹ không cần phải đợi đến lúc con sinh ra để có thể đón nhận những động tác hay những cái nhíu mày bé xinh của con. Mà từ bây giờ khi mẹ hát, tâm sự hoặc xoa bụng vỗ về, bé con của mẹ cũng sẽ biết đáp lại với những cú đạp nhẹ. Và quan trọng hơn hết điều này sẽ làm tình cảm của hai mẹ con gắn kết hơn rất nhiều.

Điều đặc biệt nhất mẹ có thể cảm nhận được khi thai 28 tuần tuổi đó là bé bắt đầu xoay ngôi, khi thì xoay lên, khi thì xoay xuống, thậm chí con còn nằm ngang nữa đấy mẹ. Quá trình xoay lung tung của con cũng sẽ sớm kết thúc thôi vì càng gần tới những tháng cuối thai kỳ thì diện tích trọng bụng mẹ không đủ lớn cho con nữa rồi.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Ở giai đoạn này, lông mày, lông mi và cả tóc của con cũng đã dần xuất hiện rõ. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày con đều dành để tập những kĩ năng mới như nháy mắt, ho, nấc và hít thở, thậm chí là những cú đá khiến mẹ đau điếng. Điều này sẽ giúp con trở nên dễ dàng thích ứng với môi trường bên ngoài, nên mẹ cũng có thể dễ dàng bỏ qua cho con đúng không ạ.

Song song với việc cơ thể con đang phát triển lớn dần theo từng ngày thì mẹ cũng có những thay đổi đáng kể về cân nặng và tâm sinh lý.

2. Thai 28 tuần mẹ có những thay đổi gì

Với những cú “tập dợt” trước khi chào đời của bé trong bụng mẹ sẽ khiến mẹ có những chấn động nhất định và khá đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu đột nhiên mẹ cảm thấy sự im ắng bất thường thì nên xem xét đến hiện tượng suy thai và đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi nhé.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Trong giai đoạn thai 28 tuần này mẹ cũng sẽ có những cơn co thắt và gò bụng mang đến cảm giác khó chịu cho mẹ. Nhưng mẹ cũng đừng nên lo lắng quá, điều này có thể hiểu là do bé yêu đang dần di chuyển xuống phần xương chậu, gây áp lực lên các cơ chằng khiến những cơn đau xuất hiện.

Những chứng mất ngủ bắt đầu xuất hiện ở tháng này cho dù mẹ đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Điều này cũng sẽ khiến sức khỏe của mẹ giảm sút và trở nên cáu gắt. Tuy không có loại thuốc hay biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này một cách dứt điểm nhưng mẹ cũng nên thử những gợi ý dưới đây để có một giấc ngủ dễ dàng hơn:

  • Hạn chế đến mức tối đa việc uống trà và cà phê vào buổi chiều. Điều này chỉ làm chứng mất ngủ của mẹ trầm trọng thêm thôi.
  • Đảm bảo mẹ có một chiếc giường và một chiếc gối dành riêng cho bà bầu thật êm ái và dễ chịu.
  • Những tiếng động êm ái của âm nhạc hoặc thậm chí là tiếng quạt gió cũng rất tốt trong việc vỗ về giấc ngủ của mẹ.
  • Mẹ nên tránh xa các đồ dùng điện tử khi chuẩn bị đi ngủ nhé, thay vào đó mẹ có thể tâm sự cùng bố để giúp thoải mái hơn.
  • Một không gian ngủ gọn gàng, thoải mái và ấm cúng sẽ dễ dàng hơn cho một giấc ngủ ngon.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Những chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân cũng sẽ ghé thăm mẹ trong tuần này. Điều này có thể là do áp lực của tử cung chèn lên mạch máu dẫn xuống chân hoặc chặn những dây thần kinh kiến chân bị chuột rút. Nếu mẹ bầu đang bị trĩ thì tình trạng này sẽ khiến mẹ khó chịu hơn gấp nhiều lần. Biện pháp hỗ trợ giúp mẹ cải thiện triệu chứng này là chọn những bộ đồ lót có chất liệu lycra co giãn tốt, ngâm mình hoặc tắm dưới nước mát, nhưng hạn chế việc đứng lâu mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiểm soát cân nặng và tập các bài tập nhẹ nhàng ở phần chân và đùi cũng sẽ làm giảm tình trạng này một cách đáng kể đấy.

Một số mẹ bầu khi bước vào tháng thứ 7 thường xuất hiện một ít sữa non, đừng lo lắng quá mẹ nhé vì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường của cơ thể. Giai đoạn này cũng sẽ khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi hơn rất nhiều, và để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới mẹ có thể suy nghĩ đến việc xin nghỉ đẻ và tranh thủ mua sắm những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh để tâm trạng được thư thái hơn nhé.

3. Chỉ số siêu âm khi thai được 28 tuần

Mặc dù đã có thể ước chừng được cân nặng cũng như chiều dài cơ thể của con nhưng mỗi lần siêu âm mẹ đều nhận được vô số những chỉ số mới lạ. Điều mà mẹ cần nhất ngay lúc này có lẽ là một bảng chỉ số chuẩn của tuần 28 để có thể so sánh và cảm nhận được sự thay đổi tuyệt vời của con yêu so với những tháng trước.

Bảng chỉ số siêu âm tuần 28 dành cho mẹ:

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Trong đó:

  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi. Đơn vị (mm)
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi bụng.
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu
  • EFW (Estimated Fetal Weight): cân nặng thai nhi ước tính
  • Tuổi thai 28+0: Thai 28 tuần tuổi
  • Tuổi thai 28+1: Thai 28 tuần một ngày
  • Tuổi thai 28+2: Thai 28 tuần hai ngày.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tuần 28

Mẹ có biết, dinh dưỡng ở giai đoạn thai kỳ thứ 7 này rất quan trọng và mẹ cần phải chuẩn bị thật kỹ những bữa ăn hằng ngày thật khoa học để không bị tăng cân quá đà mà em bé vẫn nhận đủ chất. Dưới đây là tổng hợp những dưỡng chất mẹ cần khi thai 28 tuần , mẹ cần lưu ý nhé:

  • Thực phẩm giàu DHA: Quá trình trao đổi chất của bé trong thời gian này là rất mạnh mẽ, đặc biệt là não bộ. Vì vậy, việc bổ sung lượng chất béo có lợi cho cơ thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thai nhi và cả quá trình cho con bú sau này của mẹ. Mẹ bầu nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày từ những thực phẩm như dầu cá, cá ngừ, quả óc chó,…

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

  • Thực phẩm giàu axit folic: Đây là loại thực phẩm rất tốt cho hệ thần kinh của bé, giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 600 – 800mg axit folic và nên ưu tiên các loại rau xanh lá, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, cam, yến mạch,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Để loại bỏ những chứng táo bón khó chịu trong tam cá nguyệt thứ ba và làm sạch túi mật của mình, mẹ nên tích cực bổ sung lượng chất xơ có trong rau, củ, các loại trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày.
  • Thực phẩm giàu magie: Các loại thực phẩm giàu magie sẽ giúp mẹ phòng ngừa các chứng chuột rút trong những tháng cuối của thai kỳ, giúp mẹ thư giãn và hạn chế tình trạng sinh non. Những thực phẩm giàu magie phải kể đến đó là đậu đen, yến mạch, bông atiso, hạnh nhân, hạt bí ngô,..
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng để thai nhi hình thành bộ khung xương vững chắc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, mẹ nên tích cực cung cấp các loại thực phẩm giàu canxi cho bữa ăn hằng ngày như sữa, các thực phẩm làm từ sữa, phô mai, các loại hải sản, đậu phụ và các loại hạt,… mẹ nhé.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

  • Thực phẩm giàu sắt và protein: Theo Parenting , mẹ bầu ở tháng thứ 7 cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa các nguy cơ thiếu máu, băng huyết trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là sinh non. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu protein cũng sẽ giúp cho mẹ và bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất và ngăn ngừa các triệu chứng phù nề thường có trong những tháng cuối của thai kỳ. Những thực phẩm giàu sắt và protein mẹ cần cung cấp đó là: những loại rau lá xanh, trái cây sấy, bí đỏ, các loại đậu, thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm giàu vitamin: Bổ sung lượng vitamin cần thiết sẽ rất tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh và trí não của thai nhi như vitamin B1, E, B6. Đặc biệt, bổ sung lượng vitamin C hợp lý còn giúp cơ thể mẹ hấp thu chất sắt một cách hiệu quả nữa đấy. Những loại thực phẩm giàu vitamin đó là: ngũ cốc, chuối, dưa hấu, đậu xanh, ức gà, mầm lúa mì, các loại trái thuộc họ cam, quýt,…

5. Những trường hợp bất thường của thai 28 tuần mẹ có thể gặp

5.1 Những cơn gò cứng bụng

Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ thường có dấu hiệu thai nhi gò cứng bụng khiến mẹ có cảm giác căng tức trong khoảng một phút và có thể xuất hiện vài lần trong một ngày. Tình trạng gò này không làn giãn mở cổ tử cung và cũng không khiến mẹ bầu có cảm giác quá đau đớn, thường được gọi là những cơn chuyển dạ giả – Braxton Hicks.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Nguyên nhân gây ra những cơn chuyển dạ giả này là do:

  • Tâm lý của mẹ bầu thay đổi liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bé.
  • Thai nhi bắt đầu lớn dần, khiến tử cung bị chèn giữa các bộ phận khác nên thỉnh thoảng mẹ sẽ có những cơn gò khó chịu.
  • Mẹ bầu bị táo bón nặng cũng sẽ khiến cơn gò cứng bụng thường xuyên xảy ra. Vì thế, mẹ nên có thêm những thực phẩm dễ tiêu hóa cũng như giàu chất xơ trong bữa ăn hằng ngày nhé.
  • Bộ khung xương của bé đang phát triển dài ra nên khi chuyển người mẹ sẽ có những cơn gò nhẹ.
  • Hiện tường gò cứng bụng này cũng có thể do những vết rạn ở bụng mẹ gây nên do không đủ thời gian thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của kích thước bụng.

Những cơn gò này thường xuất hiện trong thời gian ngắn và không quá nguy hiểm đối với mẹ và bé. Để hạn chế tình trạng này xảy ra gây khó chịu thì mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục như nghỉ ngơi, chườm ấm hoặc tập các bài tập yoga cho bà bầu nhẹ nhàng vừa phải.

Tìm hiểu thêm: Liệt kê các nguyên nhân gây sinh khó ở mẹ bầu

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

5.2 Thai 28 tuần bị ra máu

Tình trạng ra máu bất thường khi thai được 28 tuần thường nghiêm trọng hơn khi ở những giai đoạn trước vì tình trạng này có thể báo hiệu một số vấn đề nguy hiểm cho mẹ và bé như:

  • Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai bám vào vị trí bất thường là phía dưới của cổ tử cung. Vào những tháng cuối, cổ tử cung của mẹ có xu hướng mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho việc em bé chào đời. Điều này vô tình làm cho một số mạch máu của nhau tiền đạo vị vỡ ra gây chảy máu, khiến nguy cơ sinh non cao hơn và mẹ cần phải đến bệnh viện để được theo dõi một cách kịp thời.
  • Nhau bị bong non là tình trạng nhau thai bong trước khi em bé được sinh ra ngoài, gây nên tình trạng thai phụ bị sốc, chảy máu và gây tổn thương cho bé. Với trường hợp này, mẹ cần được mổ sớm để bảo vệ sự an toàn cho bé.
  • Vỡ tử cung: Nguyên nhân có thể do vết sẹo của lần sinh mổ trước chưa lành hoặc mẹ bầu đã có những chấn thương trước đó. Đây được coi là tai biến thai kỳ nguy hiểm nhất, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù vỡ tử cung là trường hợp khá hiếm gặp, nhưng mẹ cũng không được chủ quan khi thấy những cơn đau bất thường và tăng dần ở thành tử cung.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

  • Sinh non: Việc chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Nếu mẹ thấy trong máu có kèm những vệt máu màu hồng hoặc màu đỏ đậm lẫn chất nhầy tiết ra ngày một nhiều thì nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Việc ra máu khi mang thai , đặc biệt là những tháng cuối đều là những dấu hiệu bất thường mà mẹ cần lưu ý. Hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp những tình trạng ra máu trên để có những phương pháp điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi nhé.

5.3 Thai 28 tuần đạp nhiều hoặc ít có sao không

Những cử động của con trong tháng này bắt đầu da dạng hơn nhiều vì bé đã biết những động tác trở mình, khua tay múa chân, thậm chí là những cú đá mạnh trong bụng mẹ với tần suất nhiều hơn. Và việc theo dõi thai máy ở giai đoạn này là rất quan trọng, thai máy ổn định ở tuần này là khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày đấy mẹ.

Cách đếm thai máy rất đơn giản, mẹ nên chia đều khoảng thời gian trong ngày làm 3 lần tương ứng với sáng, trưa, chiều, tối và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Thai nhi được xem là khỏe mạnh khi cử động hơn 5 lần trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Trường hợp thai máy chỉ khoảng 3 lần hoặc ít hơn thì có thể do bé đang ngủ, mẹ nên đếm lại để chắc chắn hơn về điều này. Trong những lần tiếp theo số lần thai máy của con vẫn ít thì đây có thể là do bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc thiếu oxi. Lúc này, mẹ hãy thử uống một ly nước mát hoặc cử động nhẹ nhàng, nếu vẫn không nhận được tín hiệu gì thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm và xét nghiệm kiểm tra.

Trong những trường hợp mẹ cảm nhận được những cú đạp mạnh và nhiều hơn bình thường có thể do bị ngạt, thiếu oxi do dây rốn quấn cổ,… mẹ cần phải lưu ý và liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng của bé và có những biện pháp xử lý kịp thời.

5.4 Thai 28 tuần bị vỡ ối sớm và sinh non

Trong y khoa, vỡ ối sớm là tình trạng màng ối bị vỡ trước tuần 37 của thai kỳ. ối vỡ càng sớm thì nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi càng cao. Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ, tình trạng vỡ ối sớm có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau nhưng có hai nguy cơ lớn nhất đó là nhiễm trùng và sinh non.

Nhiễm trùng do vỡ ối sớm sẽ khiến thai nhi rất dễ bị tổn thương do vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào. Trong trường hợp ngôi thai chưa ổn định, nhiễm trùng ối có thể dẫn đến sa dây rốn, thậm chí là biến chứng dẫn đến rụng rốn khiến thai nhi không nhận được oxi và chất dinh dưỡng. Không chỉ bị nhiễm trùng, thai nhi còn có thể bị suy hô hấp khi chào đời và mẹ cũng sẽ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu,…

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Sinh non gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé: Ở giai đoạn cuối thai kỳ này, những mẹ bị vỡ ối sớm thường sẽ sinh trong vòng 7 ngày khi phát hiện. Hầu hết trong các trường hợp võ ối, bác sĩ sẽ yêu cầu được mổ lấy thai. Và việc bé sinh ra sớm sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh hô hấp, thính giác, thị giác, thậm chí là nhiễm trùng.

Trường hợp vỡ ối sớm cũng sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Mẹ có triệu chứng rỉ nước từ âm đạo và sẽ chảy chậm hơn so với trường hợp són tiểu, mẹ nên lưu ý.
  • Nước ối chảy nhiều và kèm theo xuất huyết.
  • Nước ối chảy ra có màu bất thường như vàng, xanh hoặc có mùi bất thường. Đây được coi là chuyển biến xấu vì có thế nước ối đã bị nhiễm trùng hoặc có lẫn phân su.

5.5 Thai 28 tuần ra dịch nhầy màu trắng

Khi mang thai, đặc biệt những tháng cuối của thai kỳ, đầu của bé sẽ áp lên khung xương chậu làm khí hư của mẹ tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ không bình thường nếu khí hư của mẹ có màu trắng đục kèm theo mùi hôi, ngứa rát, chảy máu và vón cục. Đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tử cung, buồn trứng, đường tiết niệu, thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sảy thai và nguy cơ sinh non là rất cao.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Để tránh tình trạng viêm nhiễm nà xảy ra, mẹ bầu cần:

  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng, sử dụng quần lót có chất liệu thấm hút tốt, thoải mái.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ ngày bằng các sản phẩm phù hợp và an toàn.
  • Bổ sung các loại rau củ qua chứa nhiều vitamin để cân bằng đọ pH trong âm đạo.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, mất cân bằng cảm xúc và thường xuyên tập những bài tập thể dục dành cho bà bầu để giúp tinh thần thoải mái, điều hòa lượng khí hư trong cơ thể.

5.6 Mẹ bị phù chân và tay

Hiện tượng phù chân, tay khi mẹ bước qua tháng thứ 7 của thai kỳ thường khá phổ biến. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và ảnh hưởng không ít đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ.

Nguyên nhân là do:

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ và có xu hướng dồn xuống tay và chân khiến cơ thể mẹ trở nên phù ra và nặng nề hơn.
  • Cân nặng tăng nhanh khi mang thai cũng vô tình tạo nên sức ép lên bàn chân của mẹ.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

  • Sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn cũng sẽ khiến tình trạng phù chân tay của mẹ nặng nề hơn.
  • Mẹ ăn thức ăn có chứa nhiều natri, cơ thể thiếu kali hoặc do mẹ lạm dụng chất caffein quá nhiều.
  • Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như mẹ đứng và làm việc quá lâu dưới thời tiết nóng bức, lượng axit uric trong máu quá cao,…

Để hạn chế tình trạng phù chân, tay thì mẹ nên hạn chế ăn đồ mặn, bổ sung thêm đạm vào chế độ ăn uống, nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên các tĩnh mạch, tập những bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu cũng rất tốt đấy mẹ. Và mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé vì tình trạng này sẽ biến mất trong khoảng thời gian em bé được sinh ra. Có thể từ vài tuần hay vài tháng tùy vào cơ địa của mẹ.

6. Thai 28 tuần làm xét nghiệm gì

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

Để sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo tốt nhất trước khi sinh thì mẹ nên được kiểm tra sức khỏe và so sánh với các chỉ số xét nghiệm trước, nhằm tầm soát các bệnh có khả năng mắc trong giai đoạn này đặc biệt là đái tháo đường.

Một số xét nghiệm mẹ sẽ được tiến hành khi thai 28 tuần đó là:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Đo lượng đường và đạm trong nước tiểu của mẹ
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Siêu âm 4D để xác định xem thai nhi có bị dị tật xuất hiện muộn hya không và tình trạng nước ối, nhau thai của sản phụ
  • Đo kích thước của tử cung
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose
  • Xét nghiệm máu cho những mẹ bầu bị thiếu máu

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

  • Siêu âm Rhogam
  • Tiêm vắc xin chống bệnh bạch hầu
  • Kiểm tra và đưa ra những biện pháp đối với những triệu chứng mà mẹ đã và đang trải qua, đặc biệt là đối với những triệu chứng bất thường.

Ngoài ra, mẹ nên lập một danh sách và thảo luận cùng bác sĩ về những thắc mắc và sự chuẩn bị của mình trong những tháng thai kỳ tiếp theo.

7. Những lời khuyên dành cho mẹ khi mang bầu tháng thứ 7

Vậy là mẹ và bé đã đi được hơn 3/4 chặng đường rồi. Những tuần cuối sẽ trôi qua rất nhanh và mẹ sẽ sớm được nhìn nâng niu và cảm nhận được hình hài bé xíu xiu của con mình. Ở tuần thai 28 này, Blogtretho.edu.vn cũng có những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ:

  • Mẹ nên được ngủ đủ giấc kể cả vào buổi trưa hay buổi tối
  • Tránh căng thẳng và lo âu quá mức
  • Lập danh sách những điều quan trọng cần hỏi bác sĩ.
  • Chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, đặc biệt là dịch âm đạo.
  • Bắt tay vào lên danh sách quần áo, các đồ dùng cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng cho bé yêu chào đời.

Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết

>>>>>Xem thêm: Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Điều tuyệt vời nhất là được cảm nhận những chuyển động nhẹ nhàng của bé yêu khi còn trong bụng mẹ. Thai 28 tuần mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn thế nữa. Blogtretho.edu.vn hi vọng qua bài viết này, mẹ đã có thể hiểu được hơn về bé yêu cũng như những thay đổi trên cơ thể mình. Chúc mẹ và bé có một sự chuẩn bị thật tốt cho những tháng thai kỳ tiếp theo và có một cuộc vượt cạn thành công nhé.

Hiền Anh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *