Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Rate this post

Khi thai 20 tuần tuổi cũng là lúc mà các cặp vợ chồng có cảm giác an tâm hơn về việc mình sắp có con. Tuy nhiên, các ông bố cũng không biết nên làm gì để cảm nhận được sự phát triển của thai nhi và hiểu được tâm sinh lý mẹ bầu. Vậy mời bạn tiếp tục đọc bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Mẹ bầu sẽ thường xuyên bị ốm nghén, chán ăn và buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn tam cá nguyệt này, mẹ bầu sẽ thay đổi ” 180 độ” và luôn có cảm giác thèm ăn, kể cả trong lúc ngủ.

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Vào tuần này, mẹ bầu dễ mắc phải các triệu chứng như giãn tĩnh mạch, khó thở, ợ chua, ợ nóng… Nguyên nhân là do tử cung của mẹ tiếp tục giãn nở mạnh, khiến dây chằng bị chèn ép và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh đó, tim của mẹ bầu sẽ phải hoạt động liên tục nhằm cung cấp máu đủ máu để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, làm gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân, nên mẹ rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Tuy nhiên, các mẹ đường quá lo lắng, vì chúng sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ sinh em bé.

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Để phòng tránh hoặc giảm bớt cảm giác khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra, các mẹ nên mang vớ dành cho bà bầu, tắm nước ấm 1 lần/ ngày hoặc nằm nghiêng và kê cao chân khi ngủ. Cũng trong giai đoạn này, mẹ sẽ gặp một vài sự cố nhỏ liên quan đến làn da như mụn, dị ứng với dầu gội hoặc kem dưỡng da. Do đó, các mẹ nên thay đổi các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc để tránh gặp phải các tình trạng trên. Nếu muốn sử dụng kem trị mụn dạng viên uống hoặc bôi ngoài da các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Các triệu chứng khó tiêu và táo bón sẽ càng “hoành hành” hơn trong tuần này. Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế ăn mì gói, bánh mì. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn khi đại tiện, các mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp giúp đỡ kịp thời.

2. Thai 20 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai 20 tuần tuổi phát triển rất nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Lúc này, bé có thể nặng khoảng 320 gram và cao hơn 25 cm tính từ đầu đến chân. Lông mày, mí mắt và bộ phận xác định giới tính (vùng kín) cũng bắt đầu hình thành. Do đó, mẹ sẽ nhận biết sớm và chính xác hơn về giới tính của con.

Tìm hiểu thêm: Những loại nước ép trái cây, sinh tố giúp bà bầu bớt ốm nghén

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Trong tuần này, lớp mỡ dưới da phát triển dày hơn, nên da bé không còn “trong suốt” và có thể thấy mạch máu như trước. Mẹ nên ăn uống đều độ, bổ sung thêm chất đạm, chất sắt và canxi để bé chắc xương, khỏe não hơn.

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Để đảm bảo cân nặng hợp lý trong suốt quá trình mang thai, các mẹ nên kiềm chế “ham muốn” ăn uống và giảm bớt lượng thức ăn trong các bữa chính. Việc chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày và kết hợp ăn vặt sẽ giúp mẹ hạn chế cơn thèm ăn.

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

Điều quan trọng bây giờ là mẹ phải có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất (đặc biệt là chất sắt) cho thai nhi. Hiện tại, thai nhi 20 tuần tuổi đang trong quá trình phát triển và cần nhiều hồng cầu có trong chất sắt. Chính vì vậy, các mẹ nên ăn nhiều thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mì… để giúp bé chống lại bệnh thiếu máu.

Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều rau quả như cam, bưởi, chuối, cải xoăn, súp lơ, rau bina… để cung cấp thêm khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 20 tuần

Thai nhi 20 tuần tuổi là khoảng thời gian lý tưởng để bạn đặt tên “chính thức” (tên đi học) cho bé. Việc tham khảo sách vở, báo chí và tra cứu trên mạng Internet sẽ giúp bạn tìm thấy một cái tên tuyệt vời dành cho thiên thần bé nhỏ của mình.

Thai 20 tuần tuổi và những thay đổi mẹ bầu cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

Nếu cảm thấy khó chịu vì chứng đãng trí “hay nhớ hay quên”, mẹ bầu nên sử dụng giấy note hoặc chú tâm hoàn thành một việc trước rồi mới chuyển sang việc khác. Bên cạnh đó, để hạn chế các triệu chứng đau lưng, mẹ nên thay đổi nệm giường, đi bộ, tập giãn cơ và tập yoga.

Với những chia sẻ trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng có thể giúp các ông bố, bà mẹ hiểu hơn về thai 20 tuần tuổi và những thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu. Từ đó, lên kế hoạch chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và chờ đợi đến ngày vượt cạn.

Liên Tiểu Di tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *