Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm

Rate this post

Rất nhiều người bị bệnh trĩ khi mang thai theo đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thai kỳ.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm

Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thể xử lý và hạn chế tối đa tình trạng bị trĩ khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

1. Tại sao dễ bị bệnh trĩ khi mang thai

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm

Hầu hết bà bầu đều bị trĩ khi mang thai nếu chưa chú tâm tới việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đặc biệt bà bầu dễ bị trĩ vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do:

– Tử cung phát triển gây áp lựng lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này làm tử cung sưng lên, phần tĩnh mạch vùng hậu môn cũng tăng lên và gây ra trĩ.

– Táo bón: hầu hết bà bầu đều bị táo bón, đây là bệnh phổ biến khi mang thai và cũng là thủ phạm gây trĩ ở bà bầu, đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân, khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn và gây sưng phồng các tĩnh mạch và gây trĩ.

– Sự gia tăng nội tiết progesterone trong thời gian dài khiến nhu động ruột hoạt động kém và dễ bị táo bón, gây trĩ.

2. Làm gì khi bị bệnh trĩ khi mang thai?

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén ăn gì để mẹ bớt khổ sở đây?

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm

>>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân khiến mẹ bầu bỗng dưng… chán chồng

Khi bị bệnh trĩ, thời gian đầu tiên bà bầu sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn, đi vệ sinh khó khăn, ra máu nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Do đó, nếu bị trĩ, điều cần làm là bà bầu cần có cách xử lý tốt để hạn chế tình trạng nặng hơn để an toàn suốt thai kỳ.

– Giảm tối đa tình trạng táo bón bằng cách uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Nước và chất xơ sẽ làm phân mềm, xốp, nhanh đầy tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.

– Cần tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, đúng giờ để phòng táo bón và thúc đẩy hết chất độc ra ngoài cơ thể. Chất độc từ phân càng ở lâu trong cơ thể càng hại cho sức khỏe bà bầu.

– Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày giúp lưu thông trực tràng, tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ khi mang thai và giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi sinh.

– Luôn thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.

– Nếu mới bị trĩ hãy ngâm nước muối để chống viêm nhiễm hoặc có thể chườm lạnh lên vùng hậu môn để phòng sưng tấy.

– Nếu quá lo lắng hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *