Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

Rate this post

Thai 15 tuần là thời kỳ khá ổn định trong qua trình mang thai của mẹ bầu. Giai đoạn giữa này của thai kỳ dù đã ổn hơn, nhưng mẹ vẫn nên lưu ý không nên “lơ là”. Mẹ nên cẩn thận theo dõi sự phát triển của thai nhi ở thời gian này thế nào, cần lưu ý và thực hiện những gì để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho bé, chăm sóc bản thân ra sao để hai mẹ con cùng khỏe. Chúng ta hãy theo dõi chi tiết hơn về điều này qua nội dung chia sẻ sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

1. Thai tuần 15 có những sự thay đổi nào?

1.1. Với thai nhi

Thai nhi tuần 15 phát triển một cách nhanh chóng. Trong khi phần đầu gần như không thay đổi nhiều so với tuần 14 thì phần thân của em bé đã lớn rất nhanh và phát triển dài hơn phần đầu. Thai nhi khi ở tuần 15 thường có kích thước bằng một quả táo, nặng khoảng 75g và dài 10cm tính từ đầu đến chân.

Da bé kéo căng, làn da của bé đang liên tục phát triển, mỏng và mờ đến mức mẹ có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong. Tóc và lông mày của bé vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tai của bé lúc này sẽ rất gần với vị trí chính xác sau này, mặc dù chúng nằm ở vị trí hơi thấp trên đầu bé.

Hệ thống xương của bé cũng đang tiếp tục phát triển. Cơ bắp của bé cũng phát triển không ngừng và bé có thể thực hiện rất nhiều chuyển động bằng đầu, miệng, tay, cổ tay, bàn tay, chân và bàn chân của mình. Các vân tay của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Chân của bé đang phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay, và bé đã có thể chuyển động tất cả các khớp và chi. Cơ thể bé cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.

Thai nhi đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ. Bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Nhờ đó sẽ khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi. Thời điểm này bé sẽ vặn mình và cử động rất nhiều, nhưng hãy còn khá sớm để mẹ cảm nhận được những cử động thai đó, nhất là đối với những mẹ mới lần đầu mang thai. Em bé đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt.

Bé đang hình thành phản xạ thị giác. Dù đôi mắt vẫn đang khép chặt, bé đã cảm nhận được ánh sáng. Thai 15 tuần cũng đã hình thành vị giác, tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.  Bé sẽ thường xuyên bị nấc cụt, tập hít thở nhưng không tạo ra tiếng động vì khí quản của bé chứa đầy dịch chất lòng thay vì không khí.

Cở quan sinh dục của thai 15 tuần có thể đủ lớn để nhìn thấy được, từ đó biết được giới tính thai nhi. Nếu đó là một bé gái, buồng trứng sẽ chứa tất cả số lượng trứng mà bé sẽ có trong suốt cuộc đời mình, khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

1.2. Với mẹ bầu

1.2.1. Những sự thay đổi
  • Đỉnh tử cung đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần.
  • Giai đoạn này với mẹ khá ổn định, mẹ cũng ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.
  • Một số bà mẹ sớm nhận biết “thai máy” từ khi thai 15 tuần , cũng có nhiều người không cảm nhận được cử động của con mình cho đến tuần thứ 17 hoặc lâu hơn. Những chuyển động ban đầu ấy có thể cảm thấy như tiếng vỗ nhẹ, ợ hơi, hay thậm chí lách tách như tiếng bắp rang.
  • Lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ. Các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn, và chân sẽ bị đau nếu đứng lâu. Nhiều bà bầu thấy móng tay mình trở nên giòn hơn, yếu và dễ bong ra.
  • Vào giai đoạn này, tóc của bạn thường dày và đẹp vì khi bạn mang thai thì tóc sẽ không rụng nhiều. Mẹ bầu cũng  sẽ tăng lên vài cân nên da khô hơn và xuất hiện nhiều vết rạn ở bụng, bầu ngực, đùi…
  • Tình trạng dịch tiết tăng là do estrogen tăng, cũng như lưu lượng máu tăng đến vùng xương chậu. Dịch tiết lúc này sẽ giúp bạn cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, và góp phần giúp bạn khỏi bị nhiễm trùng.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

1.2.2. Một số triệu chứng có thể xảy ra

Sự thay đổi hormone có thể khiến mẹ bị ngạt mũi.

Gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và mở rộng mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mẹ bị chảy máu cam.

Đau dây thần kinh do dây thần kinh này chạy từ cột sống xuống mông và hết chiều dài chân. Khi trọng lượng của tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này, bạn có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở phía dưới vùng mông hoặc chân.

Mang thai tuần 15 khiến cho họ luôn hay quên, vụng về và không thể tập trung tinh thần được. Nếu tình trạng “hay quên” kéo dài, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về các liệu pháp giúp tăng cường trí nhớ khi mang thai.

Nếu gặp những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì bầu cần phải đi bác sỹ hoặc bệnh viện ngay:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Dịch âm đạo nhiều bất thường kèm theo mùi khó chịu.
  • Bị chóng mặt, bị ngất.
  • Huyết áp thấp.
  • Đau vai hoặc vùng chậu nghiêm trọng.
1.2.3. Những lưu ý về mặt cảm xúc của mẹ
  • Tâm trạng mẹ vẫn rất thất thường, dễ thay đổi. Mẹ cũng có thể hay khóc lóc mà không rõ nguyên do.
  • Mẹ có thể vui vẻ hoặc lo âu khi bắt đầu cảm nhận được rằng mình đang mang thai .
  • Cảm giác thất vọng và mệt mỏi khi bụng mẹ đã to lên và không mặc được những quần áo bình thường.
  • Tâm trí mẹ luôn mơ hồ và không thể tập trung: mẹ sẽ lơ mơ, hay quên, hay làm rơi đồ vật và khó mà tập trung được.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

2. Lời khuyên của bác sĩ về thai 15 tuần

  • Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé trong tuần thứ 15, xác nhận ngày lâm bồn của mẹ và xem xét xem sức khỏe của mẹ có bị bất kỳ vấn đề gì hay không.
  • Bác sĩ có thể đo kích thước tử cung của mẹ để xác định độ tuổi của bé. Để tìm đầu tử cung, bác sĩ có thể nhẹ nhàng chạm và bấm vào bụng của mẹ và đo từ điểm đó xuống dọc mặt trước xương mu.
  • Siêu âm lúc này sẽ cung cấp các thông tin sớm nhất về tình hình sức khỏe của bé: bé có bị mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác hay không.

2.1. Sức khỏe răng miệng

Hormone thai kỳ không hề tốt cho nướu răng của mẹ. Nướu, cũng như các màng nhầy khác trên cơ thể mẹ, sẽ dễ bị sưng, viêm và có xu hướng dễ chảy máu. Điều mẹ cần làm để vệ sinh răng miệng là:

  • Xỉa răng và chải răng thường xuyên. Hãy sử dụng kem đánh răng chứa fluor để bảo vệ răng mẹ khỏi sâu răng. Làm sạch lưỡi trong khi đánh răng cũng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong vòm miệng và khiến hơi thở của mẹ thơm mát hơn.
  • Đến gặp nha sĩ để giảm vi khuẩn và mảng bám, bảo vệ nướu và răng.

2.2. Các chỉ số thai nhi mà mẹ cần lưu ý

  • BPD : Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm).
  • FL : Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm).
  • AC : Chu vi bụng (Đơn vị: mm).
  • HC : Chu vi đầu (Đơn vị: mm).

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

2.3. Những điều mẹ bầu nên làm khi thai 15 tuần

  • Cố gắng duy trì tư thế hợp lý khi đi lại sẽ giúp bạn tránh khỏi đau lưng và mệt mỏi cơ bắp không cần thiết. Khi ngồi, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.
  • Hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối khi ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn nên nằm nghiêng, chân gác qua gối và dồn trọng tâm vào đầu gối.
  • Tập luyện thể dục thẩm mỹ, yoga cho bà bầu , thể dục dưới nước và vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường cơ bắp, duy trì sự liên kết khỏe mạnh của cột sống. chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng làm mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn.
  • Một số bà bầu cần phải mang vớ hỗ trợ để giúp máu quay trở ngược lên chân phía trên.
  • Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mẹ bầu.
  • Khi mẹ bầu đang đeo kính, hãy đi kiểm tra mắt với bác sĩ nhãn khoa, bạn có thể cần phải thay tròng mới.
  • Giữ gìn vệ sinh cẩn thận nếu bạn dễ bị nổi mẩn, đặc biệt ở vùng háng, dưới hai bên ngực, và vùng nách- những nơi có da cọ xát với nhau và thường bị nóng nực.
  • Bạn nên tắm và thay đồ lót thường xuyên hơn. Chất liệu cotton vẫn là thích hợp nhất vì nó thấm mồ hôi và giúp da dễ thở hơn. Điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp, nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, có gió và hoa cỏ.
  • Mẹ nên chọn loại “sơn dưỡng” không có chất gây hại cho mẹ và bé, cũng như kết hợp ngâm tay, chân trong nước ấm để thư giãn hơn.
  • Da ở vùng mông và bụng cũng bị giãn ra thành các vết màu trắng. Cách phòng rạn da khi mang thai tốt nhất lúc này là chăm massage vùng ngực và bôi kem chuyên biệt dành cho bà bầu..
  • Đăng ký tham gia một lớp học tiền sản vì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ. Nên học xong trước thai tuần 37 vì mẹ có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào.
  • Một số hoạt động giao tiếp với thai nhi như kể chuyện, đọc sách cho bé hay đơn giản là nói chuyện với thai nhi có tác động rất lớn đến sự phát triển của em bé sau này. Đây cũng là một phương pháp thai giáo hiệu quả giúp kích thích trí não bé phát triển và kết nối tình cảm giữa hai mẹ/bố con. Mặt khác mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc không lời, giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu.
  • Nếu bạn và ông xã đang lên kế hoạch đi chơi đâu đó thì đây là thời điểm hoàn hảo nhất để thực hiện, bởi lúc này bụng của bạn vẫn chưa quá lớn để tận hưởng những niềm vui ngọt ngào, lãng mạn giữa hai vợ chồng.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống magie b6 có tốt không và những lưu ý mẹ bầu cần quan tâm

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

3. Dinh dưỡng mẹ bầu khi thai ở tuần 15

  • Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của mình. Không nên ăn trước khi đi ngủ để tránh ợ nóng, mất ngủ.
  • Mẹ bầu cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày so với lượng tiêu thụ bình thường để đảm bảo đủ năng lượng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Mẹ nên uống nhiều nước để máu được lưu thông tốt hơn và tránh ăn quá nhiều đồ bổ như nhân sâm, tổ yến,…
  • Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, thức uống có chứa cồn hoặc caffeine… đều chứa nhiều muối nitrat và đường tổng hợp – 2 loại chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu.

3.1. Các chất dinh dưỡng

Vì khi mang thai sự gia tăng hàm lượng sắt trong cơ thể có thể gây ra một số vấn đề ở đường tiêu hóa bao gồm táo bón, đầy hơi. Vì vậy mẹ cần tăng cường rau củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nên bổ sung chất béo cần thiết nhưng đừng ăn quá nhiều.

Mẹ nên chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp như bổ sung đạm, sắt và canxi. Đây là 3 dưỡng chất cần thiết nhất cho cơ thể mẹ lúc này. Những loại chất béo có lợi như omega-3, 6, 9 có trong dầu olive, hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi… rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

Mẹ cần bổ sung từ 20-30mg lượng sắt hàng ngày để đảm bảo không thiếu máu cho mẹ và thai nhi. Những thực phẩm nhiều chất sắt như thịt heo, gà, bò, các loại đậu, rau có màu xanh thẫm,… bổ sung nhiều vitamin C như cam, chanh, đu đủ,… để tiếu hóa tốt và tăng cường hấp thu chất sắt.

Canxi giúp con có một hệ xương vững chắc, khỏe mạnh. Nhu cầu canxi ở mẹ bầu ở vào khoảng 1000mg mỗi ngày. Mẹ có thể uống một ly sữa 500ml để mang lại từ 1/2 đến 2/3 lượng cần thiết (tùy theo đó là sữa tươi hay sữa bột được bổ sung thêm canxi). Ngoài ra, để cơ thể hấp thu canxi tốt, mẹ đừng quên tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tạo vitamin D trong cơ thể hoặc uống bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

3.2. Những mẹ bầu tăng cân quá nhanh

  • Mẹ không nên nhịn ăn, tránh những thức ăn đóng gối, thức ăn nhanh, đồ ngọt,…
  • Hạn chế uống nước có ga và ăn những thực phẩm lành mạnh như trái cây, sữa chua, phô mai ít béo.
  • Thay thế những thức ăn béo bằng các thực phẩm như: bắp rang không bơ, sữa chua ít béo,…
  • Tập thể dục tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ.

3.3. Những mẹ bầu khó tăng cân

  • Bổ sung các thực phẩm chứa chất béo tốt như bơ, các loại đậu, hạt.
  • Uống bổ sung sữa hàng ngày.
  • Mẹ cần ăn thêm các bữa phụ để bổ sung năng lượng và chất dịnh dưỡng.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

4. Những điều mẹ bầu cần tránh khi thai 15 tuần

  • Tránh tư thế kê gối vào giữa hai đầu gối, hoặc nằm quá lâu ở cùng một tư thế, vì như vậy sẽ có thể dẫn đến ứ đọng máu và làm tăng nguy cơ máu cục.
  • Tránh đứng lên quá nhanh nếu bạn đã ngồi trong một thời gian lâu. Huyết áp sẽ có một khoảng hụt tự động khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đứng lên đột ngột, có thể gây ra chóng mặt hay ngất xỉu.
  • Thai nhi đang trên đà phát triển, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận, tránh leo trèo hay làm việc nằng và hãy nhờ ai đó giúp mình làm những việc quá sức để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
  • Mang giày cao gót khiến trọng lượng tập trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân… và rất dễ bị vấp ngã.
  • Phụ nữ không ngủ đủ giấc dễ gặp trục trặc trong thời gian đau đẻ và sinh con. Đây là điều nhiều mẹ bầu gặp phải nhưng cần cải thiện và cần tránh khi đang mang thai .
  • Bạn cũng nên thận trọng với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở thời điểm này. Hàng ngày bạn nên tập thói quen uống nhiều nước và không nên cố nhịn khi bạn có nhu cầu đi vệ sinh.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

5. Các mốc khám thai mẹ bầu cần lưu ý

Khi thai được 15 tuần tuổi, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những mốc khám thai quan trọng gần nhất để kiểm tra và đảm bảo rằng thai nhi vẫn luôn khỏe mạnh.

5.1. Từ 14 – 16 tuần

  • Bạn cần được kiểm tra
  • Cân nặng của bạn.
  • Đo huyết áp.
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai.
  • Thử nước tiểu.
  • Siêu âm để theo dõi sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
  • Thử máu: Có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn thử máu để kiểm tra 3 hormone (estriol, B-hCG và alpha fetoprotein tự do)  về nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hoặc khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống.

5.2. Từ 16 – 24 tuần

  • Ở thời điểm này bạn sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra như sau :
  • Kiểm tra cân nặng 
  • Đo huyết áp 
  • Khám thai : Kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai (bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu của bạn).
  • Thử nước tiểu : Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.
  • Chọc ối : Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi của bạn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần.
  • Xét nghiệm Triple test : Đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 đến khi thai 20 tuần trong thai kỳ. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

5.3. Những lưu ý khi đi khám thai

  • Hãy tìm kiếm cơ sở y tế tốt với bác sĩ có tay nghề cao để giúp chẩn đoán đúng.
  • Không nên thay đổi nơi khám liên tục bởi bác sĩ sẽ không biết tình trạng trước đó của bạn dẫn đến việc đưa ra phán đoán sai.
  • Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2–3 ly nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và việc siêu âm thai sẽ dễ dàng hơn.
  • Bạn không nên quá lạm dụng siêu âm, sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng đến thai nhi.

Thai 15 tuần và những lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong giai đoạn này

>>>>>Xem thêm: 8 cách hay giúp bà bầu giảm đau nhức, mệt mỏi trong thai kỳ

Thai 15 tuần là thời điểm chúng ta có thể nhận thấy được sự phát triển nhanh chóng của thai nhi so với giai đoạn trước đó, cùng với sự ổn định của mẹ bầu. Đây cũng là giai đoạn mà mẹ cảm thấy hạnh phúc thực sự khi cảm nhận được những sự chuyển động rõ ràng đầu tiên của bé ở trong bụng. Và, điều mẹ cần làm bây giờ là tập trung chăm sóc cơ thể thật tốt, ăn uống đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thai nhi , tập thể dục, lạc quan, tận hưởng thời gian tốt đẹp thoải mái này và không quên khám thai vào những mốc quan trọng trong thời gian sắp tới nhé. 

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *