Sảy thai tự nhiên là hiện tượng không hiếm gặp và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả với những người có sức khỏe ổn định và có một lối sống lành mạnh. Để mẹ có một cái nhìn thật bao quát về vấn đề này, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp được tất cả những thông tin quan trọng nhất về nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như cách khắc phục để mẹ có thể chuẩn bị cho những lần mang thai sau an toàn khỏe mạnh. Chúng ta cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Sảy thai tự nhiên và những điều có thể mẹ chưa biết
Contents
1. Sảy thai tự nhiên là gì?
Sảy thai tự nhiên hay còn gọi là hiện tượng thai nhi không thể được giữ trong tử cung nữa trong vòng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ (hư thai). Hiện tượng này khác hoàn toàn với phá thai chủ động là mẹ phải trải qua các phương pháp đình chỉ thai bằng y khoa. Theo các thống kê, có đến 20% trường hợp mang thai bị sảy thai tự nhiên và trong số đó, có đến 80% trường hợp xảy ra ở trước tuần 12. xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể là:
- Sảy thai tự nhiên hoàn toàn: Hiện tượng này xảy ra khi thai, các mô, nhau thai và màng túi đều được đẩy ra khỏi tử cung của mẹ một cách nhanh chóng và hoàn toàn.
- Sảy thai tự nhiên không đầy đủ: Điều này có nghĩa là khi quá trình sảy thai xảy ra, trong tử cung của mẹ vẫn còn sót lại các mô thai, túi và nhau thai. Lúc này, mẹ cần được can thiệp y khoa để làm sạch tử cung.
- Sảy thai tự nhiên bị đe dọa: Hay cond được gọi là dọa sảy thai, lúc này cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng. Nếu được phát hiện sớm thì vẫn có khả năng giữ lại thai nhi.
- Sảy thai liên tục: Tình trạng sảy thai này diễn ra liên tục từ 3 lần trở lên trong một khoảng thời gian. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khở và khả năng sinh nở của mẹ.
2. Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên
Những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu rất dễ bị sảy thai, đặc biệt sảy thai tự nhiên dễ xảy ra hơn ở thai nhi dưới 8 tuần tuổi. Nhưng tại sao lại hiện tượng này lại dễ xảy ra? Hãy cũng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu kĩ nguyên nhân trong mục dưới đây nhé.
2.1. Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên thường gặp
Nguyên nhân gây ra sảy thai tự nhiên thường không rõ ràng nhưng chúng đều có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe sinh sản mà mẹ không thể bỏ qua. Một số nguyên nhân thường gặp nhất đó là:
- Vấn đề nhiễm sắc thể: Những bất thường ở nhiễm sắc thể (NST) chiếm đến 70% trường hợp sẩy thai. Điều này không chứng tỏ cha mẹ phải có bệnh hay có dị tật và có thể phòng tránh được, sẩy thai chỉ là một tai biến của sự thụ tinh do đó trứng bất thường đó đã bị loại bỏ một cách tự nhiên.
- Rau thai bất thường: Đôi khi sảy thai tự nhiên là do vấn đề xảy ra với rau thai. Khi chúng không thể bám vào niêm mạc tử cung hoặc bị bong ra quá nhiều khiến thai nhi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển, từ đó thai nhi bị đẩy ra ngoài tử cung của mẹ.
- Cấu trúc tử cung bất thường: Những thai phụ có bất thường cấu trúc tử cung do bẩm sinh như tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ… hoặc do mắc phải các bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi hút nạo thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng,… Những bất thường này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai, làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
- Do trứng làm tổ bất thường: Ở trường hợp bình thường, trứng sẽ làm tổ ở thành trước hoặc thành sau của tử cung. Nhưng đôi khi chúng làm tổ ở sai vị trí (ở góc hay eo tử cung, ngoài tử cung, trên bề mặt buồng trứng hoặc trong vòi trứng…) khiến thai không thể phát triển bình thường sảy thai và dẫn đến sảy thai.
- Một số nguyên nhân khác : Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng sảy thai tự nhiên như rối loạn hệ miễn dịch, tiểu đường, tuyến giáp, mẹ quá lo lắng về một vấn đề nào đó, stress thai kỳ… hoặc ở một số trường hợp có thể không chuẩn đoán chính xác được nguyên nhân.
2.2. Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên do thực phẩm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sảy thai trong những tháng đầu tiên, nhưng một trong số đó là do mẹ nạp vào cơ thể những thực phẩm không tốt một cách thường xuyên. Liên quan đến việc này, cụ thể các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ khi dùng không đúng cách là:
- Vitamin C: Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút nhiều nên rất dễ bị bệnh. Do đó, một số bà bầu đã sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều, vitamin C cũng sẽ mang đến tác dụng không mong muốn. Vì vitamin C giúp thúc đẩy nồng độ estrogen – một loại hormone nữ giúp tạo ra kinh nguyệt. Khi hàm lượng viatmin C tăng lên, tử cung sẽ bắt đầu các cơn co thắt và chu kì kinh nguyệt mới được thiết lập, từ đó gây nguy hiểm đến thai nhi. Do đó, các bác sĩ đã khuyến cáo, lượng vitamin C khuyên dùng đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên là 85mg/ngày và 80mg cho trẻ từ 14 – 18 tuổi. Mức tiêu thụ nhiều nhất mỗi ngày cho phụ nữ mang thai là 2000 mg (phụ nữ trên 19 tuổi) và 1800 mg (phụ nữ dưới 18 tuổi).
- Khổ qua (mướp đắng): Ăn quá nhiều mướp đắng trong những tháng mang thai đầu tiên sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường, vì vị đắng của mướp đắng có thể kích thích dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non cho những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã nạo phá thai nhiều lần. Ngoài ra, chất vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc cho người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ khi mang thai không nên ăn nhiều mướp đắng. Khi nấu ăn, mẹ nên loại bỏ hạt của nó hoàn toàn.
- Ngải cứu: Mặc dù ngải cứu được sử dụng cho những người bị động thai hoặc sảy thai liên tục nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng, nếu trong 3 tháng đầu mẹ thường xuyên sử dụng ngải cứu, nó sẽ làm tăng nguy cơ tử cung chảy máu, co thắt và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, nếu có ý định ăn ngải cứu để dưỡng thai, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
- Rau ngót: Nếu sử dụng hơn 30 gam lá tươi, nguy cơ bị sảy thai của mẹ là rất cao. Vì rau ngót có chứa Papaverin – một chất có tác dụng giãn cơ trơn của tử cung ẫn đến sảy thai, tiêu chảy cấp. Do đó, để giữ an toàn cho bé, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép lá rau ngót chưa qua chế biến.
- Thực phẩm chứa khuẩn Listeria: Khuẩn Listeria thường có trong một số các thực phẩm lên men như thịt muối, pho mát mềm,… Vi khuẩn này khi vào cơ thể sẽ đi qua nhau thai, xâm nhập vào màng ối khiến thai nhi dễ bị nhiễm trùng và mẹ bầu có thể bị sảy thai hoặc sinh non.
3. Dấu hiệu nhận biết sảy thai tự nhiên
Dù không mong muốn tình trạng sảy thai diễn ra với mình, nhưng mẹ bầu cũng cần nhận biết những dấu hiệu sau để kịp thời cấp cứu:
3.1. Chảy máu âm đạo
Tình trạng chảy máu âm đạo trong những tuần đầu tiên cũng rất dễ bị nhầm lẫn với máu báo thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần thận trọng và nghĩ ngay đến việc sảy thai non nếu quá trình chảy máu này không rõ ràng, liên tục, máu có thể chuyển từ màu đỏ sang nâu cho thấy hormone HCG trong cơ thể của mẹ đang sụt giảm nhanh chóng. Đôi khi, dịch chảy ra trong nhiều như nước tiểu, kèm theo mô nghi là phôi thai.
Tìm hiểu thêm: 8 kiểu bà bầu dễ sinh non các mẹ nên biết để con yêu chào đời đúng ngày nhé!
3.2. Đau vùng bụng dưới
Những cơn đau vùng bụng dưới cũng sẽ tương tự như khi mẹ đang trong kỳ hành kinh. Nhưng khi mới đậu thai hoặc đột nhiên thấy đau bụng dưới âm ỉ, kết hợp với việc chảy máu âm đạo hoặc khó thở mẹ cần nhanh chóng vào viện ngay, vì đây có thể là một tín hiệu cho thấy mẹ bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
3.3. Ra nhiều dịch nhờn âm đạo, dịch có mùi khó chịu
Âm đạo bỗng dưng ra nhiều dịch nhờn một cách bất thường thì mẹ nên nghĩ ngay đến trường hợp xấu nhất. Đặc biệt là khi trong dịch nhờn có thấy lẫn chút máu đông nhỏ hoặc vết màu hồng nhạt có mùi hôi khó chịu thì cần nhanh chóng đi khám để được xử lý kịp thời.
3.4. Thử thai âm tính
Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung và chúng thường đi kèm với hiện tượng ra máu lốm đốm. Tuy nhiên, nếu mẹ vừa mới có thai hãy kiểm tra một lần nữa vì có thể nước tiểu không đủ nồng độ hCG để cho kết quả dương tính.
3.5. Áp lực vùng chậu
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cũng sẽ thường xuyên gặp hiện tượng này do thai nhi ngày càng lớn lên. Nhưng nếu áp lực vùng chậu xảy ra và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng mẹ chuẩn bị bị sảy thai.
4. Điều trị sảy thai tự nhiên như thế nào?
Hầu hết trong những trường hợp sảy thai tự nhiên đều không cần phải được điều trị y tế, mẹ chỉ cần thời gian để phôi thai tự đào thải ra bên ngoài và thời gian cho cơ thể hồi phục sau sảy thai tự nhiên . Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, khi phôi thai vẫn còn bị sót lại 1 ít trong tử cung, điều này đòi hỏi mẹ cần phải chữa trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để có thể loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng và rủi ro như xuất huyết nhiều hoặc là nhiễm trùng.
5. Mẹ nên làm gì sau bị sảy thai tự nhiên
Sảy thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến tinh thần của mẹ bị giảm sút rất nhiều. Do đó, say khi sảy thai tự nhiên, mẹ cần có một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thật phù hợp.
5.1. Mẹ nên kiêng gì sau khi sảy thai tự nhiên
Việc kiêng cữ sau khi sảy thai cũng sẽ không khác so với những sản phụ sau khi sinh, cụ thể:
- Điều mẹ nên làm là hạn chế đi lại, vận động mạnh và giữ cho tinh thần thật thoải mái, không nên lo lắng đến mức ám ảnh vì sảy thai lần đầu nhiều khi chỉ là sự cố và tất nhiên, đây không phải là lỗi của mẹ.
- Mẹ cần phải kiêng sinh hoạt tình dục trong một khoảng thời gian nhất định ít nhất là 2 tuần đầu tiên để cơ thể có thời gian hồi phục và phòng tránh các viêm nhiễm phụ khoa.
- Không đặt bất cứ thứ gì ở âm đạo kể cả tampon, cốc nguyệt san ,…
- Mẹ nên kiêng những món ăn có tính hàn, cay nóng vì chúng dễ gây tổn thương sâu như sưng tấy và đau cổ tử cung.
- Những thực phẩm như bơ, pho mát, sữa nguyên kem,.. cần được loại bỏ sau khi sảy thai vì chất béo trong này có thể gây ra tình trạng viêm, làm chậm và kéo dài quá trình hồi phục của mẹ.
- Kiêng các thực phẩm làm từ đậu nành vì chúng có thể ngăn cản uá trình hấp thụ sắt, dưỡng chất tạo máu quan trọng cho mẹ.
5.2. Khi nào thì mẹ có thể có thai trở lại
Trong những trường hợp sảy thai thông thường thì sau khi nội tiết tố được điều hòa trở lại, tử cung được phục hồi (khoảng 3 tháng từ ngày sảy thai) thì mẹ đã có thể mang thai trở lại . Tuy nhiên, nếu bị sảy thai do các bất thường ở tử cung, rối loạn tiết tố mẹ cần được chữa trị cho khỏi hẳn rồi mới mang bầu để tránh tình trạng sảy thai xảy ra lần nữa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vitamin E, sắt, các loại vitamin tổng hợp và khám sức khỏe tổng quát, bồi bổ cơ thể để quá trình mang thai lần tiếp theo được an toàn nhất có thể nhé.
>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi con là chú nòng nọc đáng yêu nhất thế gian
Sảy thai tự nhiên là điều chắc chắn tất cả mẹ bầu đều không mong muốn. Nhưng, nếu điều này xảy ra, mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian và lắng nghe cơ thể mình, giúp nó chữa lành mọi thứ cả về thể chất lẫn tinh thần, có sự chuẩn bị thật tốt cho điều kỳ diệu sắp tới nhé. Tin mừng cho mẹ là đa phần những phụ nữ sảy thai trong 3 tháng đầu tiên thường chỉ xảy ra một lần và sẽ thành công trong lần mang thai tiếp theo đấy. Bố mẹ hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Hiền Anh tổng hợp