Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Rate this post

Ốm nghén vào ban đêm là một tình trạng không hiếm gặp đối với phụ nữ mang thai. Chúng ta vẫn thường quen thuộc với cụm từ ốm nghén – morning sickness và mặc nhiên cho rằng nó xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên trên thực tế, mẹ bầu có thể bị ốm nghén vào bất kì thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này và cách khắc phục nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

1. Tại sao bạn lại bị ốm nghén vào ban đêm

Ốm nghén – hay tình trạng mệt mỏi, nôn và buồn nôn xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Có đến chín trên mười phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn vào một lúc nào đó. Nó thường bắt đầu trước chín tuần thai và giảm dần vào khoảng 16-20 tuần thai. Tình trạng này khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nhưng có một điểm bạn sẽ sớm nhận ra đó là cái tên “morning sickness” có thể gây hiểu lầm. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể tấn công bạn vào bất cứ lúc nào, buổi sáng, trưa hay tối. Sự buồn nôn vào ban đêm là đặc biệt khó chịu vì nó có thể khiến bạn không ngủ được, thậm chí đánh thức bạn dậy. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Các chuyên gia không chắc chắn chính xác về nguyên nhân dẫn đến ốm nghén khi mang thai , dù là cảm giác buồn nôn hay nôn vào ban ngày hay ban đêm. Nhưng đó có thể là tác dụng phụ của những thay đổi trong cơ thể bạn. Chúng bao gồm sự tăng nhanh nồng độ hormone trong thời kỳ đầu mang thai, sự nhạy cảm với mùi và tiêu hóa kém hiệu quả. Trong một số trường hợp, thói quen ăn uống và lối sống có thể góp phần làm tăng cảm giác buồn nôn và nôn vào ban đêm của bạn. Nhưng đối với những trường hợp khác, đơn giản chỉ là phản ứng cơ thể xảy ra vào những khung giờ “đặc biệt” mà không xác định được nguyên nhân cụ thể nào. Đó là đặc trưng của “morning sickness – ốm nghén” ở phụ nữ mang thai. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

2. Bạn có thể làm gì để đối phó với ốm nghén vào ban đêm

Một số mẹo dưới đây có thể giúp bạn bớt buồn nôn và có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm:

2.1. Bạn hãy thử một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Bạn sẽ dễ dàng bị buồn nôn khi dạ dày trống rỗng. Vì vậy trước khi đi ngủ, bạn hãy thử ăn một bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate và protein như ngũ cốc với sữa, bánh mì sandwich với sữa hoặc sinh tố, hạnh nhân hoặc sữa chua ít đường. Bạn hãy cố gắng tránh đồ uống lạnh hoặc có đường vì những thứ này có thể khiến bạn thấy tệ hơn. Và nếu mùi của một loại thực phẩm nào đó khiến bạn buồn nôn, hãy bỏ qua chúng. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

2.2. Bạn hãy dự trữ một ít bánh quy trong phòng ngủ

Nếu bạn bị đánh thức giữ đêm bởi cảm giác buồn nôn, việc ăn vài chiếc bánh quy sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và dễ ngủ trở lại. Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cũng hãy nhấm nháp một ít bánh quy sau đó nghỉ ngơi khoảng 20-30 phút trước khi rời khỏi giường. Gừng cũng là một cách có thể khiến bạn giảm được cảm giác buồn nôn. Vì vậy, bánh quy vị gừng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

2.3. Bạn hãy bổ sung đủ chất lỏng

Mất nước có thể là cả nguyên nhân và kết quả của tình trạng nôn và buồn nôn khi mang thai . Vì vậy, bạn hãy giữ cơ thể được bổ sung đủ chất lỏng, đặc biệt là nước. Hãy uống nước (từng ngụm nhỏ) vào mọi buổi tối, và để nước ở trong phòng ngủ của bạn. 

Tìm hiểu thêm: Những món bà bầu nên ăn vào cuối thai kỳ vừa tốt cho sức khỏe lại dễ sinh con

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

2.4. Bạn hãy cắt giảm chất béo và đường

Thực phẩm chiên rán và các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo khó tiêu hóa hơn, có thể gây đầy hơi, ợ nóng và trào ngược axit. Nếu bạn dễ bị buồn nôn, trong thực đơn cho bà bầu hàng ngày hãy tránh chúng càng nhiều càng tốt. Khi bạn ăn một loại thực phẩm giàu carbohydrate hay đường, hãy cân bằng nó với một loại protein chẳng hạn như phô mai.

2.5. Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

Thật không may, trong khi buồn nôn có thể khiến bạn khó ngủ thì quá mệt mỏi sẽ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong ngày, và ngủ trưa nếu bạn thấy cần. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

2.6. Bạn hãy thử đeo băng bấm huyệt cổ tay

Băng bấm huyệt cổ tay là một loại dây đeo bằng bông mềm, mỗi dây có gắn nút nhựa. Khi đeo chúng, nút nhựa sẽ ấn vào một huyệt trên mặt trong cổ tay bạn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Các thử nghiệm lâm sàng được công bố trên “Health Care for Women International – Tạp chí Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ Toàn cầu” cho thấy những chiếc vòng tay này có hiệu quả khoảng 50% đối với việc giảm cơn buồn nôn khi mang thai.

Bạn có thể mua loại băng này tại nhà thuốc hoặc trực tuyến.

2.7. Bạn hãy làm sạch không khí

Một số mùi nhất định như mùi thức ăn, mỹ phẩm hay hóa chất có thể khiến bạn buồn nôn và nôn nhanh hơn. Do vậy, hãy giảm bớt gia vị khi nấu ăn và hạn chế sử dụng hoặc tiếp xúc với mỹ phẩm và hóa chất có mùi quá nồng, đặc biệt là trong không gian phòng ngủ của bạn. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

3. Bạn có thể làm gì nếu tình trạng ốm nghén vẫn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn

Khi bạn thấy mình bị ốm nghén hầu hết vào ban đêm, hãy dùng một quyển nhật ký để ghi lại những thói quen sinh hoạt và ăn uống của bạn vào ban ngày để “thu hẹp” nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Bạn có để dạ dày của mình trống rỗng không?
  • Bạn có ăn uống những loại thực phẩm gây khó tiêu không?
  • Bạn có uống quá ít nước hay uống quá nhiều một loại chất lỏng nào khác không?
  • Có loại thực phẩm hay nước uống nào khiến bạn thấy dễ chịu hơn không?

Ngay cả loại vitamin tổng hợp mà bạn đang uống cũng có thể góp phần khiến bạn cảm thấy “ốm” hơn. Bạn hãy thử uống nó vào một thời điểm khác trong ngày so với thời gian uống bình thường xem có giúp được gì không. Hoặc dùng nó với một món ăn nhẹ. Nếu không bạn hãy yêu cầu bác sỹ gợi ý một loại vitamin tổng hợp khác xem tình hình có gì cải thiện không. Đôi khi thành phần sắt trong vitamin tổng hợp có thể khiến bạn thấy buồn nôn, bạn có thể hỏi bác sỹ về những cách khác để đáp ứng nhu cầu về loại khoáng chất này. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Nếu bạn đã thử áp dụng tất cả các mẹo trên và vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đối mặt với cảm giác nôn và buồn nôn vào ban đêm, bạn có thể mắc phải hội chứng ốm nghén nặng – hyperemesis gravidarum – HG. Lúc này bạn nên đến gặp bác sỹ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp cho tình trạng của mình.

Tại Canada, Diclectin là loại thuốc kết hợp giữa vitamin B6 và một loại thuốc kháng histamin là thuốc theo toa duy nhất được chấp thuận để điều trị chứng buồn nôn khi mang thai. Nó gây buồn ngủ, vì vậy nó cũng có thể giúp bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho biết loại thuốc này không hẳn là an toàn. Do vậy bạn cần trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào với mục đích giảm cảm giác buồn nôn và nôn vào ban đêm. Kể cả lựa chọn tự uống vitamin B6 hàng ngày (với mức tối đa 200 miligam/ ngày là an toàn), dù rằng đây là loại vitamin được dùng không cần kê đơn, và được chứng minh là giúp giảm ốm nghén. 

Ốm nghén vào ban đêm và nỗi ám ảnh của mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ mang thai nên ăn gì và gợi ý những loại thực phẩm tốt dành cho bà bầu

Ốm nghén vào ban đêm – nếu bạn là người không may mắn gặp phải – có thể khiến bạn khó chịu cũng như ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc ngủ không ngon giấc, đồng nghĩa với cảm giác mệt mỏi mà bạn phải gánh chịu vào hôm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị cơn “morning sickness” đánh thức vào ban đêm, hãy thử những mẹo đã được chia sẻ ở trên để cải thiện tình hình. Nếu chúng không có tác dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được gợi ý hoặc chỉ định một loại thuốc hoặc phương pháp phù hợp khác, bạn nhé.

Nguồn tham khảo: Baby Centre UK, Todays Parents & Healthline

Lily Nguyễn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *