Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi được biểu hiện thông qua những hành vi và cách sinh hoạt đặc trưng. 3 tháng tuổi – bé không chỉ có chiều cao cân nặng thay đổi, mà việc ăn ngủ của bé cũng khác trước, cảm xúc và hoạt động thế chất khác của con cũng có nhiều điều mới mẻ. Để tìm hiểu chi tiết hơn sự phát triển của con ở thời gian này, cũng như cần phải lưu ý điều gì, mời mẹ cùng Blogtretho.edu.vn xem qua nội dung bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và những điều mẹ cần biết
Contents
1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi – các biểu hiện đáng chú ý
1.1 Thời gian ăn và ngủ
Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, bé bắt đầu bú nhiều hơn. Các tiếng khóc khi đói, khi muốn vỗ về, thay tã hay lúc lạnh nếu chú ý các mẹ sẽ thấy rất khác nhau. Thời điểm này sữa vẫn là thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của con. Tuy nhiên ban đêm bé sẽ ngủ sâu giấc hơn. Những bé bú bình thường ngủ đêm sớm hơn so với những em bé bú mẹ.
Nhìn chung vào ban đêm các bé vẫn chưa ngủ trọn một giấc dài nhưng mỗi giấc sẽ kéo dài từ 5-6 tiếng. Điều này khác biệt hơn so với giấc ngủ của bé ở tháng trước đó.
1.2 Hoạt động thể chất, phát triển trí não và cảm xúc của bé
Thời điểm 3 tháng tuổi bé bắt đầu ê a những giọng nói rất đáng yêu. Nếu mẹ chú ý sẽ thấy giọng lúc lên lúc xuống như là những cung bậc cảm xúc của trẻ. Đây là một trong những biểu hiện tiêu biểu dễ nhận thấy trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi.
Trẻ 3 tháng đã bắt đầu ghi nhớ tốt hơn, bé ghi nhớ gương mặt người thân, những ai hay tiếp xúc với bé, hay những đồ chơi vật dụng quen thuộc với mình. Khi thấy sự quen thuộc này, bé có những phản ứng tương tác ngay như quẫy đạp chân tay, khuôn mặt biểu lộ rõ sự hớn hở.
Ngoài sự biểu lộ cảm xúc rõ ràng với những gì quen thuộc, một điểm đáng lưu ý khác là bé đã biết “chờ đợi” hơn so với trước. Ví dụ, bé có thể chờ để được mẹ chuẩn bị cho bú, bé có thể lắng nghe mẹ nói chuyện với thái độ chờ đợi bình tĩnh hơn trước đó, việc la toáng khi đói mà mẹ chưa kịp bú cũng giảm dần.
Ngoài ra, giai đoạn 3 tháng tuổi bé bắt đầu có hiện tượng chảy dãi, nhóp nhép và nghiến những vật dụng xung quanh. Lúc này bé chưa mọc răng nhưng có thể thấy lợi của bé đang dần được phát triển.
1.3 Cân nặng và chiều cao thay đổi
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi đương nhiên có khác biệt về chiều cao và cân nặng. Nhiều bộ đồ sơ sinh giờ đây bé đã không mặc vừa nữa vì bé đã mũm mĩm hơn rất nhiều. Bé trông có vẻ dài người hơn – điều này có thể nhận ra ngay – nhất là với những ai không gặp bé thường xuyên.
1.4 Phản ứng với tiếng ồn và sự chuyển động
Đây là một trong những biểu hiện rất tiêu biểu trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Dù mỗi bé sẽ phát triển một kĩ năng nào đó mạnh mẽ khác nhau nên khả năng phản ứng với mọi thứ xung quanh khác nhau là điều bình thường. Tuy nhiên, đa số các bé 3 tháng tuổi sẽ có một số phản ứng cơ bản liên quan đến tiếng ồn.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm và những điều mẹ nên biết
Cụ thể, khi nghe thấy một tiếng ồn được phát ra, bé sẽ đảo mắt và cố gắng nhìn nhận ra xem tiếng ồn ấy được phát ra từ đâu. Bé cũng sẽ nhìn chăm chú các vật chuyển động so với những vật trong trạng thái đứng yên. Đặc biệt, bé sẽ mỉm cười khi bạn nhìn âu yếm. Cuối cùng bé có thể nhoài người tiến tới lấy những đồ vật trong tầm ngắm mà bé yêu thích.
2. Những lưu ý mẹ cần biết khi trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi
Để tăng khả năng hoàn thiện sự nhận thức của bé với thế giới xung quanh thì mẹ có thể chơi ú òa, hay nói những câu vỗ về, ôm ấp. Mẹ cũng thường xuyên giao tiếp kể chuyện cho con nghe. Những phản ứng tích cực này sẽ là sợi chỉ liên kết, để bé có được tình yêu thương từ những người thân yêu trong gia đình. Đây cũng là một trong những cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi cần thiết, giúp bé phát triển nhận thức và cảm xúc tốt hơn.
Mẹ nên hình thành sự giao tiếp với con mật thiết hơn kể cả với việc như cùng chơi với bé. Sự tập trung của trẻ 3 tháng tuổi còn ngắn ngủi nên mẹ hãy quan sát xem thái độ của bé như thế nào. Từ đó, bố và mẹ kết hợp chơi với con, để bé nhận diện được tình cảm từ 2 phía.
Giai đoạn 3 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ vẫn chưa được ổn định vì vậy mẹ hãy chăm sóc bé thật cẩn thận trước những thay đổi của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, bé đã có thể nhặt được những thứ mình thích và cho vào miệng, vậy nên hãy quan sát thật kĩ càng các vật dụng bỏ dưới sàn nhà, bảo đảm không gian và đồ vật chung quanh bé, để tránh gây nguy hiểm cho con trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bí kíp giúp mẹ hiện đại chăm con ăn dặm nhàn tênh
Liên quan đến giấc ngủ và dinh dưỡng ở trẻ 0-12 tháng tuổi nói chung, trẻ 3 tháng tuổi nói riêng, mẹ cần bảo đảm môi trường thoáng, ánh sáng phù hợp và không tiếng ồn, để giúp bé có giấc ngủ chất lượng.
Về dinh dưỡng, vì vẫn chủ yếu bú mẹ, nên mẹ cần chăm chút chế độ dinh dưỡng của mình đa dạng phong phú, để con hấp thu được nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của mình. Giai đoạn này hãy còn quá sớm để ăn dặm nên mẹ không cần thiết phải chú ý về điều này. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tôn trọng bé, cho bé bú đủ và không ép bé bú nhiều bú dài hơi, khi nhu cầu của con đã đủ.
Cuối cùng, như đề cập ở trên, bé 3 tháng tuổi đa số đã bắt đầu có phản ứng rõ rệt về tiếng ồn hay sự chuyển động của sự vật chung quanh, cũng như nhận diện rõ ràng hơn sự thân quen của khuôn mặt giọng nói của mẹ. Do đó, nếu phản ứng của con về những điều này quá chậm và khiến mẹ lo lắng, mẹ cần mang con đi bác sỹ để thăm khám, phòng khi gặp những bất thường trong sự phát triển thị giác, thính giác và nhận thức của con.
Trên đây là một số chia sẻ về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Chắc chắn ở giai đoạn này, nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy có những điều thật mới lạ ở con và không thể giấu được những hân hoan, thú vị trước sự chuyển biến, phát triển nhanh chóng của bé mỗi ngày. Hãy chăm chút cho con yêu thật chu đáo bằng sự tinh tế của những ông bố bà mẹ giàu tình yêu, để bé phát triển toàn diện các kĩ năng, cũng như có một sức khỏe thật ổn định, làm tiền đề thật tốt cho các tháng tiếp theo của con bố mẹ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp