Nói đến việc trẻ nhỏ mệt mỏi hay nhận biết dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ là việc có thể sẽ khiến chúng ta bật cười. Song thực tế có nhiều bố mẹ không quan tâm lắm, thực chất là không biết rõ để mà quan tâm, rằng, trẻ cũng có lúc rất mệt mỏi và căng thẳng. Và sự mệt mỏi này có liên quan mật thiết đến giấc ngủ, cũng như sức khỏe của trẻ. Trong khi đó, chúng ta lại loay hoay đi tìm kiếm cách để cải thiện giấc ngủ cho con.
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi của trẻ – tại sao lại quan trọng đến vậy?
Tìm hiểu và nắm bắt các dấu hiệu mệt mỏi của trẻ thực sự rất quan trọng, là một phần không thể thiếu trong kỹ năng hay cụ thể hơn trong sổ tay chăm con của các bố mẹ.
Như đã đề cập từ ngay đầu bài viết, sự mệt mỏi của trẻ và giấc ngủ liên quan rất chặt chẽ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị quá mệt mỏi và khi đó các bé sẽ rất khó ngủ. Cũng như, khi trẻ không ngủ đúng ngủ đủ, chắc chắn sẽ sinh ra mệt mỏi. Với hầu hết các bố mẹ, giấc ngủ của trẻ là một vấn đề lớn, thậm chí còn là một nỗi ám ảnh nhưng không giải quyết được triệt để, vì không biết rằng, con đang mệt mỏi và mình đã xử lý không đúng cách. Vì vậy, có thể nói, một khi bạn xác định được những dấu hiệu thể hiện sự mệt mỏi của bé, bạn sẽ dễ dàng giúp bé ổn định và đi vào giấc ngủ nhanh chóng, trước khi bé trở nên quá mệt mỏi, khó chịu và khó dỗ dành hơn. Tất nhiên, bé mau ổn định và dễ ngủ, chúng ta ai cũng sẽ cảm thấy thật nhẹ nhõm!
Contents
1. Dấu hiệu mệt mỏi – tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?
Trẻ mệt mỏi trước tiên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ – điều này chúng ta vừa đề cập rồi. Một cách cụ thể, khi giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề khác nữa từ tâm trạng đến tình trạng sứ khỏe. Đấy là một trong những lý do khiến việc cần biết dấu hiệu mệt mỏi của trẻ, trở nên quan trọng đến như thế.
Trẻ em thường thể hiện sự mệt mỏi của mình thông qua sự thay đổi hành vi. Ví dụ, bé có thể đột nhiên trở nên tức giận, kích động và đòi hỏi điều gì đó. Việc nắm bắt được các dấu hiệu mệt mỏi của trẻ, cũng như việc bố mẹ nắm bắt được chiếc chìa khóa để mở một cánh cửa vậy. Những dấu hiệu này sẽ cho bạn biết thời điểm cần giảm các kích thích, và tác động đối với trẻ, đồng thời bắt đầu bố trí giấc ngủ cho bé.
2. Dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ cụ thể như thế nào?
2.1 Đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường sẽ mệt nếu thức khoảng 1 đến 1.5 tiếng. Nếu bé mệt bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện của bé như sau:
- Kéo hoặc cào tai
- Nắm bàn tay lại
- Ngáp
- Nheo mắt hoặc lờ đờ, khó tập trung – thậm chí mắt bé có thể nhìn hơi lác hoặc như thể đang nhìn chằm chằm vào khoảng không.
- Khua chân tay hoặc ưỡn người.
- Cau mày hoặc nhìn có vẻ lo lắng.
- Mút ngón tay – đây có thể là một dấu hiệu tốt và có nghĩa là bé đang cố tìm cách tự dỗ mình ngủ .
2.2 Đối với trẻ lớn hơn và trẻ đang tập đi
- Từ 3-6 tháng, bé có thể mệt nếu thức từ 1.5 – 3 tiếng.
- Từ 6-12 tháng, bé sẽ mệt nếu thức từ 2-3 tiếng.
- Từ 12-18 tháng, bé có thể mệt mỏi nếu lỡ cữ ngủ buổi sáng và buổi chiều.
Một số dấu hiệu mệt mỏi thường thấy ở trẻ như sau, trẻ sẽ thường:
- Trở nên vụng về
- Đeo bám mẹ
- Nhõng nhẽo hoặc quấy khóc
- Đòi hỏi được chú ý liên tục
- Buồn chán với đồ chơi
- Khó chịu vơi đồ ăn hoặc nếu được cho ăn
Tìm hiểu thêm: Cháo tôm cho bé và cách nấu ngon cực dễ để mẹ đổi vị cho con thành công
3. Phân biệt bé đói hay mệt mỏi
Nhõng nhẽo và quấy khóc có thể là dấu hiệu thể hiện sự mệt mỏi của bé, cũng có thể do bé đói. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại rất khó phân biệt rạch ròi sự khác nhau của việc bé quấy khóc do đói hay do mệt. Dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể phân biệt.
Nếu lưu ý kỹ, bé đã được cho ăn trong vòng hai tiếng vừa qua và bé khóc hay cáu kỉnh, chúng ta có thể kết luận rằng bé đang mệt. Nếu không chắc, bạn có thể cho bé ăn thêm. Nếu bé ăn rất ít và vẫn quấy tức là bé cần ngủ.
4. Giảm sự kích thích
Nếu bé đã có biếu hiện của sự mệt mỏi, bạn hãy giảm các kích thích và tác động bên ngoài để giúp bé ngủ dễ hơn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
- Đặt bé vào nơi bé vẫn ngủ
- Cất đồ chơi đi
- Nói chuyện một cách nhẹ nhàng
- Kéo màn lại
- Tắt các bóng đèn trần, dùng đèn thấp nếu cần
- Mở nhạc nhẹ – việc này sẽ giúp giảm các tiếng ồn khác
>>>>>Xem thêm: Có nên dùng bình ủ cháo cho bé không và được bao lâu?
5. Tạo một khoảng thời gian yên tĩnh
Một khoảng thời gian yên tĩnh trước khi ngủ tại phòng ngủ của bé sẽ giúp bé dễ dàng tự dỗ mình ngủ hơn. Khoảng thời gian yên tĩnh với bé có thể gồm sự vỗ về nhẹ nhàng, một câu chuyện kể hoặc một bài hát êm dịu.
Bé có thể chỉ cần vài phút trong khoảng thời gian yên tĩnh để thư giãn và sẵn sàng đi ngủ. Tuy nhiên, nếu không gian nhà bạn ồn ào và nhiều hoạt động, thì bé có thể cần nhiều thời gian yên tĩnh hơn, trước khi đi vào giấc ngủ.
Có thể thấy rằng, nhận biết dấu hiệu mệt mỏi của trẻ thực sự là điều cần thiết và quan trọng đối với mọi bậc cha mẹ. Vì, điều này giúp bố mẹ dễ tìm ra phương án giải quyết vấn đề hơn, trước hết và điển hình nhất là ở giấc ngủ của trẻ, sau đó là chăm sóc trẻ được tốt hơn mỗi ngày.
Theo The Raising Children Network
Lily Nguyễn lược dịch