Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

Rate this post

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi có nhiều đặc điểm được thể hiện khá rõ nét. Tính cách của bé dần phát triển, thay đổi và không còn như những tháng sơ sinh đầu đời nữa. Bé biết bộc lộ những cảm xúc giận hờn, vui vẻ hay khó chịu bằng nét mặt. Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi không chỉ giúp mẹ hiểu rõ hơn về con yêu, mà còn giúp các bậc phụ huynh có những cách chăm sóc tốt nhất, để bé phát triển được toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn đang đọc: Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này

Theo nhiều nghiên cứu thì giai đoạn 4 tháng tuổi não bé đã bắt đầu phát triển. Điều này rất quan trọng bởi giúp bé định hình và sáng tạo tư duy. Lúc sinh ra, não bé đã có 100 tỉ tế bào và những tế bào này được liên kết với nhau giống như người trưởng thành. Không chỉ ở trí não, sự phát triển của bé 4 tháng tuổi có rất nhiều đặc điểm nổi trội về thể chất dễ nhận thấy, cụ thể hơn mẹ hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

1.1 Về thể chất

Bắt đầu mọc răng

Có những bé sẽ có dấu hiệu mọc răng ngay từ tháng thứ 4. Điều này ít nhiều cũng phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tuy nhiên ngay cả khi gia đình bạn không có ai mọc răng sớm, vẫn có khả năng bé mọc răng sớm hơn những đứa trẻ khác. 

Khi mọc răng bé sẽ bị sưng nướu hoặc vết răng mọc sẽ nhú lên trước cả mấy tuần. Một số bé lại không có dấu hiệu này, bé chỉ đau hoặc ngứa lợi 3-4 ngày là dịu đi. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì sự phát triển cơ thể của mỗi bé là hoàn toàn khác nhau. 

Ngoài việc sưng nướu, mẹ cũng dễ nhận thấy dấu hiệu bé mọc răng như miệng liên tục bị chảy dãi, cảm thấy khó chịu, chán uống sữa, thường xuyên gặm nhấm một vật gì đấy, kéo tai hoặc xoa má do cảm thấy bị đau…

Cân nặng thay đổi nổi bật

So với giai đoạn trước đó, cân nặng của bé ở 4 tháng tuổi cũng có thay đổi nổi trội hơn, bé có thể đạt cân nặng gấp đôi. Tuy nhiên, cân nặng trung bình của các bé thường ở mức 7kg. Đây cũng là cơ sở để mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển thể chất của con trong giai đoạn này.  

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

Kiểm soát phần đầu và cổ tốt hơn, biết lật, nằm sấp và nâng đầu lâu hơn

4 tháng tuổi – bé đã kiểm soát phần đầu và phần cổ của mình rất tốt, bé có thể giữ thăng bằng và không cần sự giúp đỡ, tự lật, nằm sấp nâng cổ và đầu lâu hơn. Bé tự chống tay khi nằm sấp, nâng đầu cao hơn để quan sát xung quanh tốt hơn. Ban đầu bé lật từ từ, từ nằm ngửa sang nằm sấp sau đó 1-2 tuần thì có thể tự lật ngược trở lại từ nằm sấp sang nằm ngửa mà không cần mẹ giúp. Lúc này, đôi bàn tay của bé cũng uyển chuyển khéo léo hơn nhiều, bé có thể cầm nắm xuất sắc hơn, có thể phối hợp cầm nắm hai tay, chơi đùa với món đồ chơi mà mình cầm được.  

Không chỉ mạnh mẽ hơn ở đôi cánh tay tự chống khi lật người qua nằm sấp, hay bàn tay khéo léo, đôi chân của bé cũng khỏe hơn, quẫy đạp nhiều hơn. Và nhiều bé còn có xu hướng xoay vòng khi nằm sấp, nhờ đôi chân khỏe khoắn quẫy đạp rất “tích cực” này. 

Những thay đổi này của bé cũng là bước chuẩn bị cho tư thế ngồi của bé trong thời gian sắp tới. 

Giấc ngủ và bữa ăn

Về giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi, bé ngủ khoảng 14-16 tiếng mỗi ngày với các giấc ngủ dài xuyên đêm. Giấc ngủ của bé có thể kéo dài 6 tiếng, thậm trí 7-8 tiếng và không còn thức dậy nhiều lần giữa giấc. Đây cũng là một biểu hiện của việc bé đã lớn hơn rất nhiều. 

Liên quan đến bữa ăn của con ở 4 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Lúc này, số lần các bữa bú mẹ của bé giảm nhưng lượng bú mỗi lần của bé tăng lên trông thấy, bé bú lâu hơn và nhiều bữa, bé phải bú cả 2 bên ngực mẹ mới đủ. 

1.2 Phát triển trí não, thay đổi nhận thức, giao tiếp và thể hiện cảm xúc

Như đã đề cập ngay từ đầu bài viết, bé 4 tháng tuổi có những thay đổi lớn đáng chú ý, trong giai đoạn phát triển 0-12 tháng , kể cả thể chất hay trí não. Đáng lưu ý nhất đó là sự phát triển trí não. Bé bắt đầu tập trung và khám phá sự vật, cũng như ghi nhớ được nhiều thứ diễn ra, thích học hỏi và thích trải nghiệm những cái mới xung quanh mình, thậm chí với chính cử động chân tay hay việc lật/ sấp của bản thân. 

Liên quan đến nhận thức, sự giao tiếp và cảm xúc, điều thú vị ở thời điểm 4 tháng tuổi của các bé là quan sát, nghe giọng nói của ba mẹ, người thân chung quanh hay giao tiếp với bé. Bé sẽ ghi nhớ và bắt trước ở mức độ của mình, khi có ai đó nhất là mẹ nói chuyện cùng. Bé ê a bập bẹ, thay đổi giọng nếu như mẹ thay đổi ngữ điệu. Bé có thể cất to giọng hoặc cười đùa vui thích khi có ba mẹ, người thân chơi cùng. Khi bé không ưng ý điều gì, chắc chắn sẽ khóc, thể hiện quan điểm. Hay nếu như không được chú ý, bé có thể sẽ ê a lớn tiếng, thậm chí là khóc và khóc to để được ba mẹ bồng bế, ủ ấp, vỗ về. Thêm vào đó, nếu có đồ chơi trong tay, bé có thể sẽ ném đi, như vừa để tìm hiểu sự việc, gây sự chú ý hay vừa để xem phản ứng của ba mẹ như thế nào. Hoặc, khi có điều gì đó khiến bé phấn khích, bé có thể sẽ la hét cười lớn cười giòn, quẫy đạp, cử động chân tay rất mạnh. 

Tìm hiểu thêm: Em bé mấy tháng thì có thể ngồi được?

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

2. Những lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ ở độ tuổi 4 tháng

Khi 4 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu cảm nhận được nhiều thứ diễn ra xung quanh. Vì vậy, trang bị một kiến thức tốt không chỉ giúp con khỏe mạnh mà còn mang đến sự phát triển toàn diện cả về kĩ năng và tinh thần cho con trẻ. Cụ thể hơn, mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc bé ở thời gian này: 

2.1 Lưu ý về dinh dưỡng của bản thân

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi  về mặt dinh dưỡng điều chú ý quan trọng vẫn là sữa mẹ. Vì, lúc này bé vẫn dùng sữa mẹ là chính và nhu cầu của bé đã tăng lên đáng kể, cả về chất lẫn lượng, do đó, mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân. Trong chế độ dinh dưỡng của mình, mẹ cần bổ dung các dưỡng chất đa dạng cần thiết cho sự phát triển của bé. Có như thế, qua nguồn sữa chất lượng và dồi dào, mẹ mới có thể giúp con phát triển tốt về thể chất và thêm thông minh. 

2.2 Lưu ý về giấc ngủ của trẻ

Vì trẻ đã lớn hơn và ngủ giấc dài xuyên đêm, nên mẹ không cần thiết phải đánh thức trẻ dậy giữa đêm để cho trẻ bú. Khi con có nhu cầu thì lúc ấy mẹ sẽ đáp ứng. Mẹ cũng lưu ý về giấc ngủ ban ngày của con, ngủ đúng giấc để không làm thay đổi lịch sinh hoạt của bé, cũng như chất lượng giấc ngủ ban đêm. Để trẻ ngủ ngon, mẹ cần chú ý không gian chung quanh con và ánh sáng nữa nhé. 

2.3 Dạy bé cách giao tiếp với mọi người

Giai đoạn này bé thích hóng chuyện và quan sát lắng nghe người khác nói chuyện. Vì thế mẹ nên thường trò chuyện, kể cho bé nghe những câu chuyện để tăng khả năng tương tác, giúp bé phát triển ngôn ngữ của bécũng như cảm xúc của con. 

2.4 Hỗ trợ con vận động và dạy cách nắm đồ vật

Thời điểm này con đã vận động nhiều hơn, hiếu động hơn nên mẹ chú ý trong những lúc cần thiết có thể hỗ trợ con trong hoạt động của bé. Mẹ cũng lưu ý không gian xung quanh con nên thoáng đãng và an toàn, đủ rộng rãi để bé cảm thấy không bị gò bó.

Mẹ hãy cho bé nắm những đồ vật nhiều màu sắc, có âm thanh, trẻ sẽ thích thú hơn, cũng như bé có thêm nhiều cơ hội để khám phá học hỏi hơn.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ

>>>>>Xem thêm: Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

2.5 Luôn động viên con 

Có thể nhiều người cho chúng ta nghĩ rằng, trẻ 4 tháng tuổi chưa biết nhiều và chưa cần đến sự động viên khích lệ. Song, thực ra, ở thời điểm này, bé đã có sự chú ý tập trung và quan sát, sự khích lệ động viên của ba mẹ, tuy bé chưa thể hiểu hết nhưng lời khen ngợi của ba mẹ khiến bé cảm nhận được tình yêu thương, sự chú ý quan tâm, mà bố mẹ dành cho mình. Đây chính là cách để  kích thích não bộ của bé phát triển tốt hơn, cũng như giúp bé thông minh hơn. 

Cuối cùng, có thể nói rằng, với những chia sẻ về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi như Blogtretho.edu.vn vừa đề cập, hẳn mẹ sẽ thấy, thời điểm 4 tháng của con thực sự là một giai đoạn thật đáng chú ý, rất đáng ghi nhớ. Tuy nhiên, những chia sẻ với các biểu hiện điển hình được đề cập này không hoàn toàn giống nhau ở các bé, do vậy, nếu con của mẹ có chút khác biệt, mẹ cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé. Hãy luôn chăm sóc con tốt nhất trong khả năng của mẹ và giúp bé phát triển mọi kỹ năng con có trong giai đoạn này, chắc chắn đây sẽ là một tiền đề vững chắc để con phát triển tốt hơn nữa ở những tháng tiếp theo. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *