Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Rate this post

Ốm nghén có nên truyền nước hay không? Hay việc truyền nước có ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào – chắc hẳn nhiều mẹ bầu rất muốn biết. Bởi, khi mẹ bước vào những ngày nghén bầu, cơ thể mệt mỏi, xuống sức và nhiều mẹ dường như cảm thấy bản thân kiệt sức không chịu nổi. Lúc này, rất nhiều người muốn tìm đến giải pháp truyền nước, song cũng không khỏi lo ngại. Để giúp các mẹ nắm rõ hơn về vấn đề này, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan trong bài viết dưới đây, mẹ hãy tham khảo nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

1. Tìm hiểu về dịch truyền khi mẹ bầu đi truyền nước

Dịch truyền là một loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, dịch truyền có thể dùng để tiêm chân hoặc truyền trực tiếp vào phần tĩnh mạch của người bệnh. Thành phần chủ yếu của dịch truyền phần lớn là nước cất, bên cạnh đó còn có một số dung môi để hòa tan dược chất.

Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Hiện nay có khoảng 20% loại dịch truyền và được chia ra thành ba nhóm chính: nhóm cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9% và bicarbonate natri 1,4%…). Nhóm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại, các dung dịch chứa chất đạm, vitamin và chất béo). Nhóm đặc biệt (dung dịch dextran, dung dịch albumin, dung dịch cao phân tử, huyết tương tươi…).

Việc cá nhân truyền dịch cần phải do bác sĩ chỉ định vì nếu tự ý truyền dịch sẽ gây ra một số biến chứng không mong muốn nếu không truyền dịch đúng cách, đúng thời điểm. Biến chứng có thể xảy ra trong khi truyền dịch là: rối loạn điện giải, phù toàn thân, phù phổi, suy hô hấp, tăng huyết áp đột ngột, suy tim, gây tử vong,…

2. Xác định đối tượng nên truyền dịch

Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Truyền dịch chỉ nên áp dụng đối với những cá nhân bị sốt quá cao hoặc nôn ói quá nhiều, dẫn tới hiện tượng đi ngoài mất nước, không ăn uống được. Những cá nhân bị bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch vì có thể gây biến chứng.

3. Mẹ bầu bị ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ là một chuyện hết sức bình thường, mẹ bầu nào cũng phải trải qua nên bạn không nên quá lo lắng. Nguyên nhân dẫn tới chứng ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Sau 3 tháng mang thai, triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và hết hẳn nên mẹ bầu không nhất thiết phải truyền dịch.

Tìm hiểu thêm: Thực hư bà bầu ăn vừng dọa sảy thai, sinh con da dẻ lấm tấm

Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Tuy nhiên, đối với những trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng trong nhiều ngày liền và không thể ăn uống được, thì mẹ nên đến bệnh viện để khám. Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ theo dõi và cho lời khuyên tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

4. Khi nào thì mẹ bầu nên truyền nước?

Việc có nên truyền nước hay không phụ thuộc vào mức độ nghén của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Theo các bác sĩ, mẹ bầu chỉ nên truyền nước và truyền đạm trong những trường hợp như: nghén quá nặng dẫn đến cơ thể mất sức, đi ngoài nhiều gây mất nước hoặc trường hợp mẹ không ăn uống được trong thời gian dài.

Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

Thông thường, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt là mẹ bầu nên bổ sung chất sắt và acid folic để bổ sung dinh dưỡng và tránh nguy cơ thiếu máu. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch vì có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

5. Cách khắc phục chứng ốm nghén ở mẹ bầu mà không cần truyền nước

Trong thời gian mang thai nhất là 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn xen lẫn cảm giác buồn nôn. Để có thể hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên:

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngửi mùi hương yêu thích như hương bạc hà, hương quế và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Mẹ bầu cũng có thể pha cho mình một ly trà gừng để uống hoặc ăn một ít bánh mặn khi cơn nghén tới.

Khi thực hiện những điều trên trong 3 tháng đầu thì cảm giác ốm nghén ở mẹ sẽ hết thôi. Như thế, mẹ không phải truyền nước vì thực sự việc truyền nước là không cần thiết trừ những trường hợp bắt buộc theo chỉ định của bác sỹ. 

Ốm nghén có nên truyền nước hay không?

>>>>>Xem thêm: Kết quả siêu âm thai – các chỉ số cơ bản và cách đọc chuẩn như bác sĩ

Ốm nghén có nên truyền nước – như vậy đến đây, chắc chắn không còn khiến mẹ bầu phải băn khoăn nữa. Dù mẹ có rất mệt mỏi vì ốm nghén đi chăng nữa, mẹ cũng nên luôn ghi nhớ rằng, truyền nước chỉ thực sự tốt và phát huy hết tác dụng của nó khi truyền đúng người, đúng bệnh, đúng thời điểm cần phải truyền. Cũng như, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý đi truyền nước mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Minh Hạ tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *