Bà bầu ăn cá hồi khi mang thai được các chuyên gia dinh dưỡng rất khuyến khích. Cùng với cá chép, cá hồi là loại cá rất tốt cho các mẹ bầu bởi nguồn dinh dưỡng giàu có của nó. Để biết rõ hơn về lợi ích của cá hồi cho dinh dưỡng thai kỳ, cũng như những lưu ý khi sử dụng và chế biến cá hồi, các mẹ hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn cá hồi bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé
Contents
1. Giá trị dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi đã được biết đến là một trong những thực phẩm dồi dào axit béo omega-3. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà các loại chất béo này mang lại, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể. Nó đặc biệt rất tốt cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.
Một khẩu phần 120g cá hồi chứa 168 calo và 4g chất béo omega-3. Trong cá hồi không có carbonhydrat và rất giàu protein, 120g cá hồi có chứa 28g protein. Protein có trong cá hồi giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, từ đó giúp giảm cân và ngừa viêm đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: viatmin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như: canxi, li, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic…
2. Bà bầu ăn cá hồi – lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và thai nhi
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi ngày nay đã được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên so với các thực phẩm khác, cá hồi tương đối đắt và không quá phổ biến, do đó nhiều mẹ bầu vẫn còn lúng túng khi sử dụng loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, bà bầu nên ăn cá hồi vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho cả thai nhi và mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Mẹ có thể thấy lợi ích từ cá hồi rất cụ thể như sau:
Ăn cá hồi giúp phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi
Các vitamin B3, B6, B12 có trong cá hồi giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Tốt cho trí não thai nhi
Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axit béo không no DHA tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nếu thiếu dưỡng chất này trẻ sinh ra sẽ kém thông minh.
Giúp xương chắc khỏe
Trong cá hồi rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin D, phốt pho, magie, kẽm và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp xương bé chắc khỏe.
Bảo bệ tim mạch
Dưỡng chất axit béo omega-3 có trong cá hồi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp. Việc ăn cá đều đặn hàng ngày sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ. Kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.
Ổn định tâm trạng bà bầu
Trong cá hồi, nguồn DHA cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu. Chính vì thế, nếu ăn cá hồi, mẹ bầu có thể cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm..).
Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về các cơn gò tử cung khi mang thai
Dưỡng chất làm đẹp
Với làn da, hàm lượng omega-3 trong cá hồi cao, có tác dụng chống lão hóa, góp phần làm làn da của bà bầu mịn màng hơn, thêm hồng hào. Với tóc, ăn cá hồi giúp bà bầu chăm sóc tóc từ sâu bên trong óng mượt và bảo vệ tóc giảm hư tổn do những tác nhân bên ngoài.
3. Những lưu ý khi sử dụng cá hồi mẹ bầu cần biết
Để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng khoảng 200 – 300g cá hồi/1 tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá hồi. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.
Cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính, lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng cá hồi vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.
Cần chế biến và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trước khi chế biến cá hồi. Nhớ nấu chín và không dùng các sản phẩm cá hồi sống, cá hồi hun khói, cá hồi tươi, cá hồi áp chảo… Vì những cách chế biến này có thể gây nhiêm khuẩn listeria.
Bên cạnh đó, các mẹ cần ướp lạnh cá hồi để bảo quản, và chỉ dùng cá trong vòng 24 giờ. Tránh sử dụng thịt cá khi đã bị đổi màu hay chảy nước. Để bảo quản lâu hơn, các mẹ nên đông lạnh cá. Tuy nhiên nếu quá trình đông lạnh này bị ngắt quãng thì toàn bộ việc bảo quản này sẽ không còn giá trị. Vì thế mẹ sử dụng toàn bộ thịt cá hồi này sau lần rã đông đầu tiên nhé. Và đối với cá đông lạnh, khi muốn sử dụng thì phải cho vào ngăn mát để rã đông từ từ. Nếu ngay lập tức để ra môi trường ngoài hoặc sử dụng lò vi sóng thì thịt cá sẽ bị rã nát.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cách làm giảm sự đau đớn, khó chịu
Khi mua cá, nếu là nguyên con các mẹ cần quan sát kỹ những đặc điểm bên ngoài cá như: mắt cá hồi phải trong, con ngươi phải đen sáng, mang cá hồi không thâm, thịt cá hồi tươi, chắc và đàn hồi. Nên kiểm tra thêm bụng cá hồi để chắc chắn rằng không có những vết máu hay những vùng thẫm màu. Nếu chọn miếng cá đã được cắt ra, mẹ cần chú ý màu cá còn tươi và thịt cá phải chắc.
Bà bầu ăn cá hồi nên nhớ rằng, nếu chọn cá hồi không đảm bảo hay ăn cá sai cách sẽ vô tình rước bệnh vào thân, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do vậy, mẹ cần cẩn thận mua cá ở các cửa hàng, siêu thi đảm bảo uy tín nhé.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp