Những món ăn dặm cho bé tưởng chừng đơn giản, song khiến không ít các mẹ phải đau đầu. Chuẩn bị món ăn dặm cho bé luôn đòi hỏi mẹ phải chọn lựa thực phẩm tươi ngon, đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho bé, cần thiết đúng độ tuổi; cũng như cách nấu sao cho giúp bé dễ tiếp nhận, hào hứng với chuyện ăn mà không chán. Nếu mẹ đang băn khoăn và đang đi tìm một phương án hay giải pháp cho món ăn dặm của bé, hãy để Blogtretho.edu.vn gợi ý cho mẹ những món ăn dặm dễ nấu nhưng thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé như dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Những món ăn dặm cho bé dễ nấu, thơm ngon và giàu dinh dưỡng
Contents
1. Cháo chim câu nấu với đậu Hà Lan và ngô ngọt
Cháo chim câu nấu với đậu Hà Lan và ngô ngọt là một trong những món cháo ăn dặm khá phổ biến, được đông đảo các mẹ chăm con nhỏ thường xuyên nấu. Món ăn này không chỉ thích hợp cho bé ở các độ tuổi khác nhau, còn khá giàu dinh dưỡng, bé ăn ngon và mẹ dễ nấu.
1.1 Thành phần dinh dưỡng trong chim bồ câu, đậu Hà Lan và ngô ngọt
Chim bồ câu: Thịt chim bồ câu khá giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong 168g thịt bồ câu chứa 239kcl calo; 12,6g chất béo; 3,3g chất béo bão hòa; 151mg cholesterol; 86mg Natri; 29,4g protein; 3% vitamin A; 20% vitamin C; 2% canxi và 42% sắt. Đây đều là những thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé phát triển hệ xương và răng khỏe mạnh, phòng chống còi xương và suy dinh dưỡng, chữa trị bệnh thiếu máu ở trẻ em, cải thiện sức khỏe cho các bé gầy yếu, suy dinh dưỡng.
Đậu Hà Lan: được biết đến và sử dụng như một thực phẩm vàng đối với sức khỏe trẻ em. Theo Đông y, đậu Hà Lan thuộc tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ máu, cải thiện các vấn đề về tim mạch và đặc biệt có thể ngăn ngừa được ung thư. Ngoài ra, trong thành phần của đậu Hà Lan còn có một lượng lớn vitamin C rất tốt cho việc tăng cường sức đề kháng và làm lành vết thương đối với trẻ nhỏ, bù đắp sự thiếu hụt sắt cho cơ thể của bé.
Ngô ngọt: được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng là một trong những nguyên liệu nên chế biến món ăn dặm cho bé trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng tuổi. Thành phần ngô ngọt không chỉ chứa một lượng lớn protein và carbohydrate cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động, đồng thời khi không kết hợp với các nguyên liệu khác, ngô ngọt còn là món ăn cầm tay tập cho bé nhai tốt nhất, khi bước vào giai đoạn trưởng thành trong quá trình ăn dặm của bé.
1.2 Cách nấu cháo chim câu nấu với đậu Hà Lan và ngô ngọt
Nguyên liệu
Chim bồ câu, đậu Hà Lan, ngô ngọt, dầu ăn trẻ em với lượng phù hợp.
Tùy vào thời điểm độ tuổi trong hành trình ăn dặm, cũng như sức ăn của bé mà mẹ cân đối lượng nguyên liệu cho phù hợp.
Cách làm
- Chim bồ câu làm sạch luộc chín cùng đậu Hà Lan và ngô ngọt. Gỡ lấy phần thịt chim rồi băm nhỏ, đậu Hà Lan và ngô ngọt đem xay nhỏ.
- Lấy nước luộc chim câu, đậu Hà Lan và ngô ngọt đem nấu với cháo trắng, cháo chín cho thịt chim vào nấu cùng. Sau đó cho đậu Hà Lan và ngô ngọt đã xay vào nấu cho đến khi cháo sôi trở lại khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
- Cho thêm 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn cho trẻ em vào khuấy đều với cháo. Sau đó múc cháo ra bát để nguội bớt và cho bé ăn từng ít một.
2. Súp khoai tây phô mai
Khoai tây là một trong những món ăn dặm cho bé chứa nhiều tinh bột, nhiều carbonhydrat. Khoai tây khi kết hợp với các nguồn thực phẩm khác như phô mai, thịt gà, thịt lợn… sẽ giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé trong bữa ăn dặm hằng ngày.
2.1 Thành phần dinh dưỡng của khoai tây và phô mai
Một củ khoai tây chưa gọt vỏ trung bình 150 gam, cung cấp khoảng:
- 45% giá trị hàng ngày ~ 27 mg vitamin C
- 18 % giá trị hàng ngày ~ 620 mg kali
- 10 % giá trị hàng ngày ~ 0,2 mg vitamin B6
- Một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
- Tinh bột khoáng trong khoai tây được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể.
Phô mai hay pho mát là loại thực phẩm bổ dưỡng rất giàu protein, chất béo, canxi, vitamin B12, sodium, phốt pho, kẽm, vitamin B2, vitamin A, vitamin K2. Một lát pho mát khoảng 28g chứa đến 6,7g protein tương đương với lượng protein trong một ly sữa. Phô mai là một nguồn tốt của selenium, một khoáng chất chức năng quan trọng trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Trẻ hay bị nấc mẹ nên làm gì?
Lợi ích của phô mai
- Ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
- Tốt cho răng lợi – Canxi trong pho mát không chỉ tốt cho xương mà còn rất quang trọng với răng.
- Phòng chống các bệnh tim mạch: Canxi, kali, magie có trong pho mát và các sản phẩm làm từ sữa được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch và làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
2.2 Cách làm súp khoai tây phô mai cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
Khoai tây, thịt lợn, phô mai.
Tùy vào thời điểm độ tuổi trong hành trình ăn dặm, cũng như sức ăn của bé mà mẹ cân đối lượng nguyên liệu cho phù hợp.
Cách làm
- Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn.
- Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng, nấu chín, rồi cho khoai tây vào, đun sôi lại, trước khi tắt bếp thì cho phô mai vào, khuấy đều cho tan.
- Lấy ra bát, để nguội bớt rồi cho trẻ ăn từng ít một.
3. Món khoai lang nghiền cho bé ăn dặm
Thành phần dinh dưỡng
Khoai lang là một loại củ rất phổ biến và được mọi người sử dụng rộng rãi, thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Trong khoai lang có chứa nhiều tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, khoai lang còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… Chính vì những ưu điểm như vậy nên khoai lang rất tốt cho sức khỏe, tốt cho sự tăng trưởng của cơ thể. Khoai lang không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và phát triển trí não, kích thích tiêu hóa, chữa táo bón, chống viêm nhiễm và cho mắt sáng khỏe mạnh.
Cách chế biến
- Rửa sạch khoai lang, gọt sạch vỏ, sau đó thái thành từng miếng nhỏ đem hấp cho chín mềm.
- Cho khoai chín vào máy xay để xay nhuyễn, thêm ít nước điều chỉnh độ loãng đặc tùy vào nhu cầu và khả năng hấp thu của bé.
- Mẹ cũng có thể trữ đông khoai lang đã xay nhuyễn vào các khuôn nhỏ. Khi nào cho bé ăn thì lấy 1-2 viên ra rã đông quấy cho đều rồi đun sôi từ từ trên bếp nhỏ, đợi cho nguội bớt thì mới cho bé ăn để tránh làm bỏng vòm họng bé.
4. Chuối nghiền trộn sữa cho bé ăn dặm
Thành phần dinh dưỡng
- Chuối có hàm lượng Kali phong phú có công dụng cung cấp và khôi phục năng lượng hiệu quả.
- Giàu vitamin C chống oxy hóa, có vai trò bảo vệ mạch máu, sản xuất collagen kết nối các cơ, xương và các mô khác trong cơ thể lại với nhau.
- Chứa ít calo – nhiều chất xơ: một quả chuối tương đương 105 calo, chứa đến 12% lượng chất xơ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa, giúp giảm nguy cơ bệnh tim và thậm chí là một số loại ung thư.
- Trong chuối có các chất dinh dưỡng quý giá khác như các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B-6…
Cách thực hiện
- Mẹ chọn chuối đã chín vừa đều, ngọt, không bị chát.
- Dùng một chiếc nĩa để nghiền bằng tay hoặc cho chuối vào máy xay để xay cho đến khi chuối mịn. Chuối xay nhuyễn sẽ chuyển sang màu tím hoặc màu nâu nhạt là bình thường, mẹ không cần lo lắng.
- Cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay cho nước lọc để thêm vào chuối xay để đạt được hỗn hợp lỏng, đặc theo ý mẹ muốn. Tốt nhất là một quả chuối trộn với khoảng 30ml sữa bột hoặc sữa mẹ sẽ cho hỗn hợp sền sệt vừa đủ cho bé yêu thưởng thức.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bột gạo cho trẻ ăn dặm đơn giản, nhiều dinh dưỡng
Vài gợi ý nhỏ cho mẹ về món ăn dặm từ chuối cho bé: mẹ có thể trộn hỗn hợp chuối nghiền nhuyễn với các loại trái cây hoặc các loại thực phẩm khác như thanh long, lê, xoài, dâu, đu đủ, táo, bột yến mạch, sữa chua…Với cách này, mẹ có thể “hô biến” thêm nhiều món ăn dặm từ chuối phong phú, thơm ngon hấp dẫn, giúp kích thích và làm mới khẩu vị cho bé.
Những món ăn dặm cho bé được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản tự nhiên như Blogtretho.edu.vn đề cập sẽ giúp mẹ tiết kiệm thêm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, khi chọn nguyên liệu nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên chú trọng đến khâu lựa chọn và xử lý, để đảm bảo đồ ăn của bé luôn tươi ngon, cũng như đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng với những món ăn dặm cho bé như trên, mẹ sẽ có thêm lựa chọn món ăn dặm ngon cho bé, giàu dinh dưỡng và mẹ cũng dễ chuẩn bị, không mất nhiều thời gian.
Ngọc Hoài tổng hợp