Những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là một trong những vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Vì 6 tháng là cột mốc quan trọng khởi đầu quá trình ăn dặm của bé. Đây sẽ là thời kì quyết định đến sự yêu thích, hào hứng của bé với thức ăn về sau. Trong các món ăn dặm dành cho giai đoạn đầu của bé, đậu hũ hon, bí đỏ, đậu hà lan và cà rốt rất thường được sử dụng. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo cách làm những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây với các loại thực phẩm này, để giúp bé hứng thú với việc ăn uống mỗi ngày trong giai đoạn tập ăn dặm nhé!
Bạn đang đọc: Những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với đậu hũ non, bí đỏ, cà rốt và đậu hà lan
Contents
1. Món đậu hũ non hấp với trứng gà
Đậu hũ non hay đậu phụ, tàu hủ – một món ăn dân dã quen thuộc với tất cả mọi người. Thực phẩm này cũng được khá nhiều bà mẹ chọn làm một trong những nguyên liệu chế biến các món ăn dặm ngon và bổ dưỡng cho bé. Có các nguyên liệu khác nhau có thể kết hợp nấu cùng đậu hũ non, nhưng với trẻ 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm thì đậu hũ non kết hợp trứng gà được xem là món ngon phổ biến nhất cho các bé.
Thành phần dinh dưỡng
Trong đậu phụ chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như Phosphorus, Copper và Selenium, và một nguồn rất tốt của Protein, Canxi và mangan. Thực phẩm chứa ít Cholesterol và natri.
Trứng gà chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: protein, vitamin A, D, E, B1, B6, B12, canxi, mangiê, sắt và kẽm. Thành phần dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà gồm: 5g chất béo, 71 đơn vị calo, không có tinh bột.
Cách chế biến
- Đậu hũ non rửa sạch, cho vào chén, nghiền mịn.
- Đập trứng gà vào trộn với đậu hũ. Thêm 1 muỗng dầu ô-liu hay dầu ăn dành cho trẻ vào.
- Khuấy và đánh đều tay, mẹ có thể thêm chút hành lá thái nhuyễn, để tăng thêm mùi vị cho món ăn.
- Cho bát trứng đậu hũ vào lò vi sóng, quay chừng 5 phút là chín. Mẹ cũng có thể cho vào nồi hấp khoảng 12 phút hoặc cho đến khi chín. Để kiểm tra đậu hũ trứng đã chín chưa, mẹ lấy tăm xâm thử, nếu tăm khô không dính trứng là món ăn đã được.
Món đậu hũ non hấp với trứng gà vừa mềm vừa thơm, dễ ăn và đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé. Món ăn này có bổ sung thêm dầu ô–liu rất giàu Omega 3, 6, 9, Vitamin E, K và hợp chất chống ôxy-hóa Polyphenol tự nhiên có sẵn, thêm tối đa hàm lượng Vitamin A, E, D có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Món bí đỏ nghiền cho bé ăn dặm
Thành phần dinh dưỡng
Bí đỏ được xem là một trong những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vô cùng tuyệt vời với thành phần dinh dưỡng phong phú. Bí đỏ có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao. Vì vậy, bí đỏ được xem là thực phẩm vàng rất tốt cho cơ thể bé, lại có vị thơm, ngọt, dễ ăn nên rất phù hợp với bé trong giai đoạn tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Cách chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi luộc/ hấp đến khi chín mềm hoàn toàn. Mẹ có thể dùng thìa nghiền qua 1 cái rây để loại bỏ phần xơ, thô.
- Sau khi cho bí đỏ nghiền cho vào nồi, thêm nước bí luộc vào sao cho đạt độ loãng phù hợp, khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi sôi là tắt bếp, để nguội bớt rồi mẹ cho bé ăn từng chút một.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp tránh thai dành cho nam giới
Một số dưỡng chất trong bí đỏ sẽ mất đi trong quá trình nấu nướng do đó, khi chế biến bí đỏ, mẹ nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi cắt bí thành miếng. Cũng như, mẹ nấu lượng vừa đủ cho 1 bữa. Và, ngay khi nấu xong, mẹ nên cho bé ăn khi bí đỏ còn âm ấm vừa miệng trẻ, không nên để nguội quá lâu.
3. Cháo cá cà rốt bổ dưỡng cho bé
Khi bé đã quen dần với các loại rau, mẹ có thể tập cho bé ăn những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có thêm thành phần thịt động vật. Nên bắt đầu từ cá vì cá giàu dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Cá kết hợp với cà rốt đem nấu cháo cho bé sẽ đảm bảo bữa ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất.
Cách chế biến
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền qua rây.
- Cá hấp chín kĩ, lọc bỏ xương cẩn thận rồi cho vào cối giã nhỏ mịn.
- Cho cà rốt, cá vào nồi cháo trắng đã nghiền, khuấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Tắt bếp, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn từng chút một.
Mẹ cần lưu ý khi bắt đầu cho bé làm quen với thịt động vật, mẹ nên thật từ từ với lượng rất ít để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và tiêu thụ thức ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn quá nhiều cá, thịt cùng một lúc và nên quan sát trẻ trong suốt quá trình ăn, để đảm bảo trẻ không dị ứng với nguồn thực phẩm mới nào vừa tiếp nhận được.
4. Đậu Hà Lan nghiền sữa
Thành phần dinh dưỡng
Đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K1, protein, khoáng chất… tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, chất xơ trong đậu Hà Lan giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu mẹ nào đang muốn cải thiện những vấn đề về xương cho bé nhà mình thì đây chính là thực phẩm lý tưởng để mẹ chế biến món ăn dặm cho con.
Trong đậu Hà Lan rất giàu acid folic, là một nguồn cung cấp vitamin K1 dồi dào, một chất có khả năng kích hoạt các protein không collagen duy trì canxi trong xương, củng cố cho xương bé chắc khoẻ. Nếu bé nhà mình mắc phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, mẹ đừng quá lo lắng vì đậu Hà Lan chính là một lựa chọn tốt để bù đắp sự thiếu hụt sắt trong cơ thể của bé, qua thức ăn.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ mẹ cần lưu ý
Cách chế biến
- Mẹ đem đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi luộc đến khi chín mềm.
- Dùng muỗng nghiền đậu qua rây (có thể cho vào máy xay xay thật mịn rồi lọc qua rây)
- Cho thêm sữa công thức bé đang dùng hoặc sữa mẹ vào phần đậu đã nghiền, trộn đều để cho thành hỗn hợp đậu thật sánh mịn và đút cho bé ăn.
Về cơ bản, những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nên bắt đầu với những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, được xay/ nghiền mịn, không lợn cợn. Điều này nhằm giúp bé có thể nuốt được dễ dàng. Mẹ cũng cần lưu ý, tuyệt đối không nêm gia vị vào thức ăn của bé, vị ngọt trong các loại rau củ chính là gia vị tốt nhất và đã đầy đủ. Chúc bé cưng của các mẹ sẽ ăn ngoan, lớn nhanh và khỏe mạnh.
Ngọc Hoài tổng hợp