Ngày nay, để phát hiện dị tật thai nhi không còn khó, bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, các mẹ có thể biết thai nhi khỏe mạnh hay mắc dị tật bẩm sinh và can thiệp kịp thời.
Bạn đang đọc: Mách nhỏ mẹ 3 cách phát hiện sớm dị tật thai nhi chính xác nhất
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có những loại dị tật dễ phát hiện sớm khi người mẹ mang bầu như: bất thường về nhiễm sắc thể, hệ tim mạch và thần kinh. Những dị tật này để lại những tổn thương nặng nề về cơ thể hoặc trí não của trẻ. Tuy nhiên, với một số dị tật có thể điều trị được, các mẹ cần được theo dõi từ bác sĩ và tư vấn cách điều trị dị tật cho trẻ ngay sau khi sinh.
1. Chẩn đoán
Phương pháp này dựa trên việc sử dụng mẫu thu từ các phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Độ chính xác có thể lên tới 100% do sử dụng mẫu trực tiếp từ thai nhi.
Tuy nhiên, phương pháp này lại đem đến rủi ro cao cho thai phụ và có thể phát sinh dị tật thai nhi, sảy thai, dò dịch ối, chảy máu âm đạo. Do đó, nếu bạn lo ngại cho sức khỏe của mình và thai nhi, bạn có thể từ chối phương pháp này.
2. Phương pháp sàng lọc
Phương pháp sàng lọc bao gồm: double test và triple test. Phương pháp này khá phổ biến, an toàn và hầu hết các mẹ bầu đều lựa chọn. Phương pháp này dựa vào mẫu máu của người mẹ và kết hợp siêu âm, từ đó có thể dự đoán được dị tật thai nhi.
Theo đó, double test sẽ sử dụng xét nghiệm hóa sinh mẫu máu thai phụ để xác định chỉ số và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai để đánh giá nguy cơ hội chứng down, tam nhiễm sắc thể 13, 18, 21.
Riêng triple test được làm sau double test khi thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới.
3. Phương pháp siêu âm
Tìm hiểu thêm: Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ “đau đầu” khi đỡ đẻ
>>>>>Xem thêm: Đoán chính xác giới tính thai nhi thông qua 5 dấu hiệu trên cơ thể mẹ bầu
Sàng lọc bằng siêu âm được thực hiện ít nhất 3 lần quan trọng khi mang thai: Thai 11 – 13 tuần tuổi, thai 18 – 22 tuần tuổi, thai 28 – 32 tuần tuổi.
Với 3 lần siêu âm trên, có thể phát hiện hầu hết các dị tật bẩm sinh trong nội tạng và bên ngoài như bẩm sinh tim, đảo ngược phủ tạng, thoát vị cơ hoành, não úng thủy, tay chân khoèo, hội chứng down.
Làm gì để phòng dị tật thai nhi?
Dị tật thai nhi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chị em tuân thủ nguyên tắc sau khi bầu bí:
– Trước khi mang thai cần khám sức khỏe toàn diện, điều trị dứt điểm các bệnh đang mắc.
– Trong quá trình mang thai cần theo dõi chặt chẽ những căn bệnh mãn tính như tim mạch, hen suyễn…
– Thai phụ cũng nên tiêm phòng ngừa dị tật thai nhi như cúm, thủy đậu, rubella trước 3 tháng khi mang thai.
– Trong thời gian mang thai, có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường thì nên đi khám.
– Hạn chế tối đa sử dụng thuốc tây khi mang thai vì dễ để lại tác dụng phụ cho thai nhi.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)