Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ gồm những loại vắc xin nào và các mũi tiêm tiến hành ra sao? Chắc chắn đây là điều rất nhiều ba mẹ muốn tìm hiểu rõ. Ba mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo nội dung sau đây, để nắm kỹ hơn về tiêm chủng dịch vụ, lịch tiêm cũng như chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào nhé.
Bạn đang đọc: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ
Trẻ ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi đã không còn nhận được nhiều miễn dịch từ sữa mẹ nữa. Giai đoạn này trẻ cũng được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, nên cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì vậy, ba mẹ nên nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé từ 6-12 tháng tuổi, biết rõ hơn về tiêm chủng dịch vụ để đảm bảo con được tiêm ngừa thật đầy đủ, phòng tránh bệnh tật dễ lây nhiễm nhé.
Contents
1. Các loại vắc xin dịch vụ trong lịch tiêm chủng cho bé từ 6-12 tháng
Các loại vắc xin dịch vụ trong lịch tiêm chủng cho bé từ 6-12 tháng bao gồm những loại sau:
- Vắc-xin phòng cúm: được Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và mỗi năm nên tiêm nhắc lại một lần.
- Vắc-xin phòng thủy đậu: Vắc xin này bao gồm 2 mũi, mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ được 12 tháng, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6 tuần.
- Vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR): Tiêm mũi 1 khi trẻ được 12 tháng, nhắc lại sau 4 năm. Có thể kết hợp với mũi sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản B: Gồm 3 mũi, mũi đầu tiên khi trẻ trên 12 tháng, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 nhắc lại sau một năm. Nên tiêm đầy đủ 3 mũi cho trẻ để đạt hiệu quả tối ưu.
- Vắc-xin viêm gan siêu vi A: Được tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 6 đến12 tháng.
2. Những lưu ý khi đi tiêm chủng cho bé 6-12 tháng
2.1 Trước khi đi tiêm ngừa
- Ba mẹ không nên cho trẻ ăn hay bú quá no trước khi tiêm ngừa, để tránh trẻ bị sặc vào đường thở, nếu quấy khóc khi tiêm. Ba mẹ cũng không để bé đói vì khi đói sẽ dễ khiến bé bị hạ đường huyết khi tiêm. Tốt nhất nên cho trẻ ăn hay bú trước khi tiêm một giờ.
- Ba mẹ hãy mặc quần áo rộng rải thoải mái để nhân viên y tế dễ thực hiện thao tác khi tiêm ngừa cho bé hơn.
- Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, sổ tiêm chủng của bé để bác sĩ có thể kiểm tra lịch tiêm chủng cho trẻ.
- Ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé, tiền sử bệnh tật, dị ứng với thực phẩm hay thuốc, những phản ứng nặng trong những lần tiêm ngừa trước,… để bác sĩ có thể ra những chỉ định thích hợp, hay có những phương án xử trí kịp thời khi có trường hợp nguy hiểm xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Bé đi nhà trẻ về khóc đêm mẹ nên làm thế nào?
2.2 Sau khi tiêm ngừa cho trẻ 6-12 tháng tuổi
Sau khi tiêm ngừa, ba mẹ không nên về nhà ngay mà nên theo dõi phản ứng của trẻ ngay tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút, để có thể xử lý kịp thời trong trường hợp có tình huống xấu xảy ra. Nếu sau 30 phút bé không có dấu hiệu nào bất thường, ba mẹ có thể đưa trẻ về nhà nghỉ ngơi.
- Khi về nhà ba mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ thêm 2 ngày nữa thật kỹ, để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Khi trẻ sốt nhẹ sau tiêm dưới 39 độ thì ba mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, mà chỉ cần dùng khăn nhúng nước ấm lau mát cho trẻ thôi.
- Vết tiêm của trẻ sẽ có thể bị sưng đỏ, gây đau cho trẻ ba mẹ có thể chườm mát để giảm đau.
- Theo dân gian thì mọi người dùng khoai tây cắt lát đắp lên vết tiêm để giảm đau cho trẻ nhưng các chuyên gia y tế khuyên không nên sử dụng cách này. Vì khoai tây có thể làm giảm tác dụng của vắc-xin.
>>>>>Xem thêm: Giúp trẻ sinh đôi ngủ cùng thời điểm – liệu mẹ có thể làm được điều này?
Các phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, sưng đau ở vết tiêm, mệt mỏi,…là phản ứng bình thường và sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có những biểu hiện như tím tái, khó thở, tim đập nhanh, sốt cao, co giật,… thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có thể xử lý kịp thời.
Tóm lại, ba mẹ nên ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ để đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng thời điểm và đầy đủ, để phòng ngừa bệnh cho trẻ trước những mùa bệnh sắp tới. Chúc bé của ba mẹ thật khỏe và tiêm phòng thật ngoan nhé.
Thanh Ngân tổng hợp