Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi khá quan trọng nên mọi phụ huynh cần lưu ý ghi nhớ để con được tiêm phòng đầy đủ. Các bé 0-6 tháng tuổi thường được thừa hưởng miễn dịch từ mẹ nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sức đề kháng của bé cũng còn yếu, vì vậy các bé cũng cần được tiêm ngừa để phòng một số bệnh dễ bị lâu nhiễm.
Bạn đang đọc: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ
1. Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ
Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi trong phần tiêm chủng dịch vụ, gồm có:
- Vắc-xin viêm gan B: đây là vắc-xin viêm gan B mũi đơn. Bé cần được chích 4 mũi, tuy nhiên mũi đầu tiên bé đã được chích ngay sau sinh, mũi tiếp theo chích vào lúc bé 2 tháng tuổi và các mũi sau cách nhau 1 tháng.
- Vắc-xin Pentaxim: phòng ngừa được 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liên, viêm màng não mủ do hib) được chích cho bé từ 2 tháng tuổi và có tổng cộng 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.
- Vắc-xin 6 trong 1: đây là vắc-xin ngừa được 6 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liên, viêm màng não mủ do hib và viêm gan B). Vắc-xin này cũng được chích khi bé 2 tháng tuổi và mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Nếu ba mẹ chọn chích vắc-xin này cho bé thì không nên chích vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim và viêm gan B mũi đơn.
- Vắc-xin ngừa tiêu chảy cấp do vi rút Rota: đây là vắc-xin dạng uống dành cho bé từ 2 tháng tuổi trở lên và mỗi liều cách nhau 1 tháng.
- Vắc-xin viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi do phế cầu: trẻ được tiêm mũi đầu tiên lúc 2 tháng tuổi trở lên và các mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 nhắc lại khi bé được 12 tháng.
- Vắc-xin viêm màng não mô cầu BC: tiêm cho trẻ khi 3 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng.
- Vắc-xin cúm: được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và mũi tiêm phòng cúm được chích nhắc lại mỗi năm một lần.
2. Những phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi
Ngoài việc nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé, ba mẹ còn cần biết lưu ý những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi, để chăm sóc bé tốt hơn. Các phản ứng thường gặp sau tiêm phòng có thể là:
– Sốt: Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc xin. Sau khi tiêm ngừa có thể các bé sẽ bị sốt nhẹ, ba mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng sốt sau tiêm phòng , mà hãy dùng khăm nhúng nước ấm là lau mát cho trẻ. Trường hợp bé sốt cao từ 39 độ thì ba mẹ hãy cùng thuốc hạ sốt cho bé.
Tìm hiểu thêm: Tập thói quen tốt cho trẻ sơ sinh như thế nào để “bé khỏe mẹ nhàn”?
– Đau, sưng tại chỗ tiêm: đây cũng là một phản ứng bình thường của cơ thể nên ba mẹ hãy yên tâm. Ba mẹ có thể chườm mát lên vị trí đau để giảm đau cho bé và làm bé dễ chịu hơn.
– Mệt mỏi, quấy khóc : có một số vắc xin sau khi tiêm sẽ có phản ứng này và sẽ hết nhanh chóng. Lúc này ba mẹ nên dỗ dành bé và cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
Những phản ứng nhẹ như đề cập ở trên thường gặp khi tiêm ngừa vắc xin cho bé, là những phản ứng bình thường. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý trước khi tiêm ngừa cho bé nên trao đổi với bác sĩ về sức khoẻ hiện tại của con, những loại thực phẩm mà con dị ứng, những phản ứng lần tiêm vắc xin trước….Sau khi tiêm ngừa, ba mẹ nên theo dõi bé tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút, theo dõi tại nhà từ 2-3 ngày thật kỹ lưỡng.
Trong tiêm phòng, khả năng bé có những phản ứng nặng như sốt cao, co giật, tím tái, khó thở, tim đập nhanh,… là có thể xảy ra, nhưng những trường hợp này hiếm gặp. Dù hiếm gặp nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan, cần theo dõi trẻ thật kỹ lưỡng sau chích ngừa, để nếu trẻ có những phản ứng nặng sau tiêm phòng, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.
>>>>>Xem thêm: 11 dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ thiếu canxi mẹ cần biết để bổ sung kịp thời cho con
Trên đây là lịch tiêm chủng cho bé từ 0-6 tháng tuổi khi tiêm chủng dịch vụ và những phản ứng thường gặp của bé khi tiêm ngừa. Hy vọng những thông tin trên đây thật hữu ích cho ba mẹ, trong việc tiêm ngừa bảo vệ sức khoẻ cho con trẻ, cũng như chăm sóc con tốt hơn sau tiêm phòng.
Thanh Ngân tổng hợp