Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ nên sắp xếp như thế nào? 6 tháng tuổi được coi là cột mốc quan trọng cho bé trong vấn đề dinh dưỡng, vì từ đây bé sẽ được làm quen với các loại thực phẩm đa dạng khác nhau ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, với nhiều mẹ bỉm sữa, giai đoạn này sẽ là một thử thách không nhỏ, khi mẹ phải lập ra lịch ăn dặm cho bé, nhằm xây dựng thực đơn ăn dặm sao cho hợp lí, khoa học. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo lịch ăn dặm cho bé và nguyên tắc ăn dặm của bé, để công việc ăn dặm của bé sẽ không còn là nỗi vất vả của mẹ.
Bạn đang đọc: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng để mẹ tham khảo
Contents
1. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ được chia ra theo từng tuần và từng buổi trong ngày. Cụ thể:
1.1 Tuần đầu tiên của tháng thứ 6
- Khi bé ngủ dậy: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức (trường hợp mẹ không có sữa cho bé bú đủ).
- Giữa buổi sáng: Bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa trưa: Ăn cháo loãng/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
- Bữa giữa chiều: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa tối: Bú ữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Trước khi bé đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Sang tuần thứ 2, thứ 3 của tháng, lịch ăn dặm của bé không có nhiều khác biệt, tuy nhiên, bé nên có nhiều lựa chọn hơn vào buổi giữa chiều.
1.2 Tuần thứ 2 – 3 của tháng thứ 6
- Khi Bé ngủ dậy: Mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Giữa buổi sáng: Bé vẫn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa trưa: Ăn cháo loãng/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
- Bữa giữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa tối: Mẹ có thể chọn cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức hoặc ăn cháo loãng/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
- Trước khi bé đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Sang tuần thứ 4 của tháng, lịch ăn dặm cho bé sẽ có nhiều thay đổi khác biệt. Số bữa ăn dặm tăng lên và số lần bú mẹ hoặc uống sữa công thức có thể giảm xuống.
Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai sau sinh bạn cần lưu ý những gì?
1.3 Tuần thứ 4 của tháng 6
- Bé ngủ dậy: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa sáng: Ăn cháo loãng hoặc cơm nghiền nát
- Vào giữa buổi sáng: Mẹ thay đổi cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa trưa: Ăn cháo loãng/cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
- Bữa giữa chiều: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Bữa tối: Ăn cháo loãng/cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
- Trước khi bé đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Ngoài việc đảm bảo lịch ăn dặm cho bé mẹ cũng nên chú trọng đến các nguyên tắc ăn dặm của bé 6 tháng tuổi.
2. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ cần thuộc lòng những nguyên tắc bất di bất dịch khi cho bé ăn dặm như sau:
- Thức ăn chính trong giai đoạn bé tập ăn dặm vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các loại thức ăn khác chỉ là thức ăn phụ, mang tính chất giới thiệu để bé làm quen với muỗng thìa và mùi vị thức ăn mới, nên không cần quá chú trọng vào số lượng của các bữa ăn dặm khi lên lịch ăn dặm cho bé.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Các món ăn phải được nghiền nhuyễn, không lợn cợn. Điều chỉnh độ loãng đặc theo nhu cầu và khả năng hấp thu của bé. Nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước.
- Thức ăn đầu tiên nên cho bé ăn là các món nấu từ gạo, sau đó đến các món rau nghiền, hoa quả nghiền. Khi bé đã quen món mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm thêm các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, cá, tôm…
- Khi cho bé ăn một món mới, mẹ nên cho bé ăn từng chút một và ăn 2 – 3 bữa liền nhau, vừa cho ăn vừa theo dõi để xem bé có bị dị ứng thức ăn gì hay không.
>>>>>Xem thêm: Cách chế biến bột ăn dặm cho bé thơm ngon mẹ nào cũng nên biết
Ở giai đoạn đầu khi mới bắt đầu lên lịch ăn dặm cho bé, bé có thể chưa quen cũng chưa có răng, nên sẽ có hành động đẩy lưỡi ra vào khi ăn. Do đó, khi đưa thức ăn vào theo phản xạ của lưỡi, thức ăn hầu hết sẽ bị đẩy ra ngoài. Gặp tình huống trên, mẹ cần hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn, không quát nạt khiến trẻ phát sinh tâm lí sợ hãi, chán ăn.
Lên lịch ăn dặm cho bé là một công việc không quá khó khăn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn cũng như tỉ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Hy vọng với các thông tin về lịch ăn dặm cho bé cũng như nguyên tắc cho bé ăn dặm trên đây, sẽ giúp mẹ xây dựng một thực đơn ăn dặm hoàn hảo cho bé, cũng như khởi động hành trình ăn dặm có tiến triển tốt và thật hiệu quả, như thế bé hứng thú với bữa ăn và mẹ cũng nhàn hơn. Chúc bé mạnh khỏe mẹ luôn vui, không áp lực khi cùng con đi qua thời kỳ ăn dặm nhé!
Ngọc Hoài tổng hợp