Chăm sóc cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ra sao mẹ có biết? Chăm sóc bé sơ sinh luôn cần có những phương pháp thích hợp để bé có thể phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Khoảng thời gian bé vừa chào đời 2 tháng, các giác quan của bé bắt đầu phát triển, mẹ nên rèn luyện cho bé được phát triển tốt hơn. Mời các mẹ cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo và chia sẻ những cách chăm sóc bé sơ sinh, phù hợp giai đoạn phát triển này của bé nhé.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào?
Contents
1.Rèn luyện thị giác cho bé
1.1 Tập trung thị giác
Đây là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi giúp rèn luyện thị giác cho bé. Trong giai đoạn này, lúc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bé đã có phản ứng với đồ vật. Khi bé tập trung nhìn, di chuyển vật (hoặc người) ở khoảng cách xa để bé nhìn theo, hoặc mẹ có thể bế bé cho bé quan sát người (hoặc vật) xuất hiện trước mắt, sau khi bé đã tập trung nhìn thì dần dịch chuyển người (hoặc vật) cho bé nhìn theo.
Bé thích những bức tranh có màu sắc bắt mắt. Khi nhìn thấy những bức tranh mình thích, bé sẽ mỉm cười, giơ hai tay ra sờ, khi nhìn thấy những bức tranh không quen thuộc, bé sẽ tò mò nhìn rất lâu. Mẹ cần ghi chép lại những sở thích của bé, đó là tư liệu tham khảo cho việc bồi dưỡng tính cách, sở thích sau này của bé.
1.2 Nghe và nhìn theo âm thanh phát ra
Lấy các đồ vật phát ra âm thanh như: đàn, trống, kèn,…đặt trước mắt bé và rung lắc cho bé nghe, sau đó nói một cách chậm rãi và rõ ràng tên gọi của đồ vật để bé chú ý, tiếp đó dịch chuyển dần dần để bé nhìn theo.
Cha mẹ cần quan sát hứng thú của bé khi nghe cha mẹ hát hoặc bật băng đĩa. Chú ý xem đến đoạn nhạc nào thì bé không khóc nữa mà cười, hoa chân, múa tay, tỏ vẻ thích thú… hãy ghi lại để lần sau mở đoạn nhạc đó cho bé nghe.
2. Rèn luyện thính giác cho trẻ
2.1 Tìm nơi phát ra âm thanh
Dưới dây là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh giúp rèn luyện thính giác cho trẻ. Lấy một cái trống đồ chơi, đặt cách mặt bé 30 cm và lắc, khi bé chú ý đến tiếng trống, hãy nói với bé: “Con ơi, trống ở đây này!”, để bé nhìn theo trống, giơ tay ra lấy.
Cho bé nghỉ một lúc, sau đó đứng phía sau để bé không nhìn thấy mặt mẹ, sau đó lắc trống, ngừng một lát rồi hỏi: “Trống ở đâu vậy con?”. Tiếp đó, lần lượt dịch chuyển cái trống sang bên phải, rồi sang bên trái chú ý quan sát mắt trẻ, tai và động tay của bé xem bé có phản ứng với nơi phát ta âm thanh không.
2.2 Nói chuyện với bé
Tìm hiểu thêm: Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột gạo giàu dinh dưỡng, mẹ chớ nên bỏ qua
Mẹ thường xuyên nói chuyện với bé để “ dụ” bé phát ra âm thanh. Với mỗi âm thanh bé phát ra, mẹ hãy thể hiện ra các phản ứng khác nhau như hôn, ôm, cưng nựng, hay thích thú reo to…để bé có thể biết được mỗi âm thanh phát ra sẽ nhận được phản hồi khác nhau. Với những bé đã từng được cha mẹ gọi tên ngay khi còn trong bụng mẹ, thì lúc này có thể phát âm được các âm tiết như “ a a, ư ư”, sau đó dần dần bắt chước khẩu hình của cha mẹ để phát âm.
3. Massage cho bé
Massage cũng là một phương pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, massage cho bé giúp lưu thông máu, thoải mái khi ngủ, làm tăng khả năng miễn dịch, khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, và bé nhanh lớn. Đồng thời giúp tình cảm giữa cha mẹ và trẻ thêm gắn bó, thân thiết, giúp bé trưởng thành vui vẻ, khỏe mạnh.
3.1 Những điều cần lưu ý khi massage
- Nhiệt độ phòng thích hợp, bật nhạc nhẹ nhàng, êm dịu.
- Vừa massage vừa nói chuyện với bé.
- Bắt đầu nhẹ nhàng, dần dần tăng lực ở bàn tay để giúp bé thoải mái, dễ chịu.
- Thời gian lúc đầu khoảng 5 phút, sao đó dần dần tăng lên 15 – 20 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Chọn thời gian thích hợp, tránh massage lúc bé cảm thấy mệt mỏi, ăn no, buồn ngủ hoặc quấy khóc.
- Chuẩn bị khăn bông, tã và quần áo để thay.
>>>>>Xem thêm: Cách dạy con của người Nhật – phương châm dạy con từ thuở lọt lòng
3.2 Những việc chuẩn bị trước khi massage
- Đảm bảo trong môi trường thoải mái; trong thời gian massage, bé không bị làm phiền.
- Thời gian tiện lợi nhất chính là sau khi bé tắm xong hoặc quá trình mặc quần áo, phòng ngủ phải ấm áp.
- Trước khi massage, mẹ nên làm ấm hai tay, cho một ít kem dưỡng da của bé vào trong lòng bàn tay và xoa đều, sau đó lần lượt massage khắp cơ thể bé, tránh không đổ trực tiếp kem dưỡng da lên người bé.
Mẹ không ngờ mới 2 tháng tuổi mà bé đã nhận biết rất nhiều điều rồi phải không? Mẹ hãy áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như Blogtretho.edu.vn đã đề cập ở trên, để giúp các bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ nhé!
Ngọc Huyền tổng hợp