Chuẩn chiều cao cân nặng là vấn đề được mọi bà mẹ quan tâm. Thậm chí chủ đề này còn khiến rất nhiều mẹ cảm thấy áp lực đến ám ảnh, vì đặt nó làm thước đo sự phát triển của con mình. Với mong muốn góp phần làm giảm nhẹ nỗi lo của các mẹ về chuẩn mực từ chuẩn chiều cao cân nặng này đưa đến, Blogtretho.edu.vn rất hy vọng bài chia sẻ sau sẽ làm được điều này.
Bạn đang đọc: Chuẩn chiều cao cân nặng và một số lưu ý liên quan mẹ nên biết
Contents
- 1 1. Về chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ
- 2 2. Tại sao chuẩn chiều cao cân nặng lại rất quan trọng?
- 3 3. Chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ giúp chúng ta theo dõi sức khỏe của trẻ cụ thể như thế nào
- 4 4. Lời khuyên của các chuyên gia liên quan đến chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ
- 5 Những loại trái cây mẹ nên ăn sau sinh
- 6 11 thức uống lợi sữa dành cho mẹ sau sinh
- 7 8 việc phụ nữ sau khi sinh mổ nên tránh
- 8 8 món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh
- 9 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 10 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 11 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 12 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 13 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 14 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 15 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 17 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 18 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 19 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 20 Top 11 các loại áo lót cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Về chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ
Chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ được thiết lập, dựa vào thông số đáng tin cậy mà WHO, qua nhiều nghiên cứu chặt chẽ trên nhiều trẻ em ở nhiều quốc gia đã đưa ra. Chuẩn chiều cao cân nặng gồm 2 phần chính không tách rời là chuẩn chiều cao và chuẩn cân nặng. Trong đó:
- Chuẩn chiều dài được đề cập đối với bé dưới 24 tháng, sẽ gắn liền với các thông số cụ thể về chiều dài của bé theo tuổi dưới 24 tháng. Và chiều dài bé được đo từ đỉnh đầu đến cuối một gót chân của con, so sánh với bảng chuẩn chiều cao để biết con phát triển thế nào. Chuẩn chiều dài cũng chính là chuẩn chiều cao của trẻ, nhưng do các bé còn nhỏ thì đo chiều dài, trong khi các bé lớn hơn có thể đứng để đo chiều cao.
- Chuẩn chiều cao gắn với bảng thông số chuẩn chiều cao của trẻ được liệt kê qua từng độ tuổi. Các bảng chuẩn chiều cao của trẻ khá đa dạng, có thể gồm vài giai đoạn độ tuổi, nhưng cũng có thể là bảng tổng hợp gồm nhiều độ tuổi đến khi con trưởng thành. Chiều cao cũng trẻ cũng được đo từ gót chân lên đỉnh đầu của con, được so sánh với thông số chuẩn từ bảng chuẩn, để xác định mức độ tăng trưởng của con thế nào.
- Chuẩn cân nặng gắn với bảng thông số cân nặng chuẩn của trẻ cụ thể qua độ tuổi, là công cụ giúp bác sỹ nhi khoa cùng các chuyên gia dinh dưỡng, phối hợp với chuẩn chiều cao, để xác định trẻ có tiến triển bình thường hay không.
2. Tại sao chuẩn chiều cao cân nặng lại rất quan trọng?
Chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ đính kèm các bảng thông số chuẩn cụ thể, liên quan đến chiều cao hoặc cân nặng, có ý nghĩa quan trọng, trong việc theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của con trong những năm tháng đầu đời.
Chuẩn chiều dài hay chiều cao đều được các bác sỹ nhi khoa hay chuyên dưỡng áp dụng và đo trong mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ. Việc đo đạc này sẽ góp phần giúp bác sỹ xác định tình trạng tăng trưởng của trẻ có bình thường hay không.
Cùng với đó, chuẩn cân nặng cũng được xem xét đồng thời. Vì cân nặng trẻ sẽ cung cấp số liệu cụ thể, nhờ đó, sau khi được so sánh với bảng chuẩn, chúng ta có thể biết trẻ có phát triển như thế nào, có đạt mốc phát triển cơ bản trung bình hay không. Trẻ có chậm tăng cân không, trẻ có tăng cân quá mức, thừa cân hay không,…
3. Chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ giúp chúng ta theo dõi sức khỏe của trẻ cụ thể như thế nào
3.1 Theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ qua chuẩn chiều cao
Khi so sánh với chuẩn chiều cao cân nặng, nếu chiều cao cân nặng của trẻ nhà chúng ta có thông số không quá cách xa bảng chuẩn, thì điều này có nghĩa là, trẻ phát triển bình thường.
Nếu chiều dài/ chiều cao của trẻ thấp hơn nhiều so với chuẩn chiều cao, chúng ta có cơ sở thể kiểm tra kỹ hơn, tìm hiểu tại sao trẻ lại tăng trưởng chậm lại. Trong trường hợp này, bác sỹ có thể tiến hành làm các xét nghiệm máu hay chụp X-quang để xác định nguyên nhân tại sao trẻ lại chậm hoặc ngừng tăng trưởng.
Một số trường hợp nếu nghiêm trọng, bác sỹ sẽ kiểm tra thêm các vấn đề khác ở trẻ như có thiếu hormone tăng trường không, có khả năng mắc hội chứng Turner không, để tìm ra phương án giải quyết phù hợp, liên quan đến sự phát triển của trẻ.
3.2 Theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ qua chuẩn cân nặng
Cân nặng của trẻ so với chuẩn cân nặng không có khoảng cách quá xa, thì được xem là trẻ có sự tăng trưởng cân nặng bình thường, phát triển bình thường. Nhưng nếu khoảng cách có khác biệt lớn, thì được xem là báo động và cần phải xem xét. Trong đó, trẻ có thể rơi vào 2 tình trạng: thiếu cân hoặc thừa cân.
3.2.1 Tình trạng thiếu cân
Tình trạng thiếu cân cho biết bé đang gặp khó khăn về vấn đề tăng cân. Các lý do khiến trẻ khó tăng cân có thể là:
- Trẻ khó bú mẹ hay không bú tốt (với trẻ bú mẹ)
- Trẻ không nhận đủ thức ăn đủ dinh dưỡng hàng ngày (với trẻ đã sang tuổi ăn dặm và lớn hơn)
- Trẻ có thể gặp tình trạng nôn trớ
- Trẻ có thể mắc dị tật bẩm sinh
- Trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh
- Hoặc các lý do khác
Hầu hết các trẻ gặp vấn đề về tăng cân, thì việc chậm tăng cân này có thể dấu hiệu báo hiệu rằng, trẻ đang gặp các vấn đề về dinh dưỡng hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Việc không tăng cân hoặc tăng cân quá chậm là vấn đề rất đáng lo ngại. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến các mốc phát triển mà bé cần đạt được trong quá trình tăng trưởng và phát triển theo độ tuổi của mình. Đồng thời, điều này cũng có thể sẽ có những tác động xấu đến hệ thống miễn dịch của trẻ nữa.
3.2.3 Tình trạng thừa cân
Một bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ có khả năng sinh mộ em bé có cân nặng vượt mức chuẩn cân nặng. Và, các trẻ sơ sinh có cân nặng vượt mức này, đều cần được chăm sóc y tế kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo lượng đường trong máu của trẻ được giữ ở mức bình thường.
Một bà mẹ tăng cân quá mức khi mang thai, cũng có thể sẽ sinh một em bé có cân nặng quá mức chuẩn cân nặng. Và em bé này cũng cần được theo dõi kỹ để đảm bảo sức khỏe của mình trong tiến trình tăng trưởng, phát triển. Đấy là lý do, hầu hết các bà bầu khi mang thai, đều được khuyến cáo kiểm soát cân nặng, để an toàn cho sự phát triển của thai nhi lẫn em bé sau khi sinh ra.
Tất cả các trẻ có cân nặng vượt mức cân nặng chuẩn quá nhiều đều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không có điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổ biến gồm bệnh béo phì và bệnh tiểu đường ở trẻ sau này.
4. Lời khuyên của các chuyên gia liên quan đến chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ
Chuẩn chiều cao cân nặng gắn với các thông số chuẩn là công cụ hữu hiệu để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ. Công cụ này cũng giúp nói lên nhiều điều liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Nhờ chúng, nếu mẹ thấy:
- Con tăng trưởng vượt mức chiều dài/ chiều cao khá xa so với chuẩn chiều cao, hãy mang bé đi bác sỹ nhi khoa để tham khám, nhằm kiểm tra xem bé có gặp bất thường nào không.
- Nếu bé gặp vấn đề về thiếu cân, mẹ có thể xem xét lại nguồn sữa cho con bú có chất lượng và đủ lượng cho con hay không. Trong trường hợp không đủ nghiêm trọng, thì bác sỹ có thể đề nghị mẹ bổ sung sữa công thức cho trẻ. Tuy nhiên, phần lớn đều được khuyên mẹ nên cải thiện nguồn sữa mẹ, tăng cữ bú cho trẻ và đợi đến khi con qua 6 tháng tuổi thì cho con ăn dặm để trẻ được tăng cường dinh dưỡng.
- Nếu trẻ thừa cân quá xa so với chuẩn cân nặng, thông thường đề nghị từ chuyên gia dinh dưỡng hay bác sỹ là, mẹ cần điều tiết lại cữ bú cho trẻ, nhất là với các trẻ đang dùng sữa công thức, hoặc điều chỉnh chế độ ăn dặm với các trẻ đang ăn dặm.
Để theo dõi cân nặng, còn phải gắn với việc, trẻ nhận đủ dinh dưỡng hay không – đây là yếu tố mẹ cần quan tâm. Cách để xác định bé có nhận đủ dinh dưỡng hay không là theo dõi số lần bé đi tiêu và ướt tã hàng ngày:
- Thông thường, trẻ vừa mới sinh đi phân màu đậm thậm chí là đen, ướt tã khoảng 1-2 lần/ ngày.
- Trẻ 4-5 ngày tuổi đi tiêu sau mỗi 24h và phân vàng hơn, bé sẽ ướt tã khoảng 6-8 lần/ ngày.
- Trẻ sơ sinh 1-2 tháng đi tiêu mỗi ngày, tã ướt 4-6 lần.
- Số lần đi tiêu của trẻ sẽ có xu hướng giảm khi con lớn hơn. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu tiểu ít, thì tình trạng này phản ảnh rằng con đang không nhận đủ dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung cữ bú, cải thiện chất lượng sữa, và sau đó nếu là ăn dặm thì cần điều chỉnh lại việc ăn dặm cho bé từ lượng thức ăn, chất lượng bữa ăn đến số bữa.
- Theo dõi tình trạng trào ngược, nôn trớ hoặc phun thức ăn của trẻ cũng khá quan trọng. Vì điều này cũng có thể là một phản ảnh bé đã nhận đủ dinh dưỡng hoặc mẹ đang cung cấp cho con quá nhiều thực phẩm ở mỗi bữa. Mẹ nên cải thiện bằng cách giảm cữ bú, chia nhỏ bữa, cho bé ợ hơi và không ép bé khi con có dấu hiệu ngưng không muốn ăn nữa.
- Và cuối cùng, mẹ nên ghi nhớ, cân nặng của bé khi sinh ra không phản ảnh trọng lượng của trẻ khi trưởng thành. Trẻ sinh non, nhẹ cân thì có thể nhanh chóng bắt kịp các bạn cùng trang lứa, khi con được chăm sóc tích cực và đúng cách. Còn trẻ lớn hơn hay giai đoạn biết đi nếu thừa cân, con cũng hoàn toàn được giúp đỡ để đạt được, cũng như duy trì được một trọng lượng khỏe mạnh, khi mẹ giúp con điều chỉnh kịp thời.
Như vậy, có thể nói rằng, chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ có thể giúp chúng ta theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ định kỳ một cách chặt chẽ. Từ đó, chúng ta có đánh giá cụ thể như: con phát triển tốt hay không, có cần cải thiện hay kiểm tra gì về sức khỏe cho trẻ không,…nhằm giúp con phát triển hoàn thiện và toàn diện trong độ tuổi của mình.
Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng, qua nội dung chia sẻ về chủ đề chuẩn chiều cao cân nặng như trên, mẹ có thể thấy rõ hơn tính hữu dụng và tác dụng hữu ích cụ thể của nó. Nhờ đó, mẹ có thể tham khảo, dùng để theo dõi hay sử dụng hiệu quả các công cụ (bảng số liệu chuẩn) trong thực tế, nhằm chăm sóc con yêu tốt hơn, nhưng không phải chịu những áp lực không cần thiết, liên quan đến các mức chuẩn này.
Nguồn tham khảo: Health Line, CDC, Huffpost và WHO
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Những loại trái cây mẹ nên ăn sau sinh
11 thức uống lợi sữa dành cho mẹ sau sinh
8 việc phụ nữ sau khi sinh mổ nên tránh
Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai hằng ngày 28 viên và cách sử dụng chị em nên biết
8 món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh
CHỦ ĐỀ MỚI
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Trẻ 9 tháng biết làm gì – những thay đổi của con và cách chăm sóc bé