Trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không – chắc chắn là băn khoăn của hầu hết các gia đình có trẻ đang ở độ tuổi này. Điều lo lắng như thế không hẳn là không có căn cứ, khi tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về hô hấp và liên quan đến nhiệt có xu hướng tăng, nhất là vào thời điểm thời tiết mùa hè nắng nóng. Trong đó, không loại trừ nguyên nhân các bệnh có một phần liên quan đến việc sử dụng điều hòa không đúng cách.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không và những lưu ý quan trọng mẹ nên biết
Contents
1. Trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không?
1.1 Về tình trạng sử dụng điều hòa ở các gia đình hiện nay
Chúng ta đều thấy hiện nay, thời tiết khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn so với nhiều năm trước. Chúng ta phải đối diện với tình trạng nóng lên trong môi trường, sự thay đổi thất thường có mức khác biệt rất rõ rệt về nhiệt độ, cũng như mùa nắng nóng có vẻ như càng kéo dài hơn,…Trước tình trạng này, nhu cầu sử dụng các phương tiện làm mát vào thời tiết nắng nóng, nhất là điều hòa tăng lên gấp nhiều lần.
Ở các gia đình có trẻ nhỏ, mọi người lại càng chú trọng hơn về vấn đề làm mát không gian sống, để bảo đảm sức khỏe cho trẻ hơn. Tuy nhiên, việc dùng các phương tiện làm nhát như quạt hay điều hòa cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Vì thực tế, có nhiều cha mẹ sử dụng chưa đúng cách, dẫn đến việc tiêu hao điện và ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó, đối tượng trẻ sơ sinh đến 4 tuổi là nhóm dễ chịu tác động của nhiệt độ nhất, bị ảnh hưởng nhiều và rõ rệt nhất.
Sự ảnh hưởng của trẻ sơ sinh đến 4 tuổi dưới tác động của nhiệt độ không khó thấy. Theo thống kê mà Bệnh viện Nhi Trung ương công bố vào năm 2018, mỗi ngày Bệnh viện có trên 2.500 lượt bệnh nhi khám và hàng 100 ca cấp cứu. Trong số này, rất nhiều bệnh nhi bị các bệnh mùa hè đặc trưng, có liên quan đến nhiệt, trong đó bao gồm cả các bệnh về đường hô hấp như bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản,…
1.2 Thân nhiệt trẻ, nhiệt độ phòng và điều hòa nhiệt độ
Theo phân tích và so sánh của các bác sỹ chuyên khoa nhi từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi Đồng về thân nhiệt trẻ, có các điểm quan trọng mà chúng ta cần nắm rõ như sau:
- Thân nhiệt trẻ sơ sinh ở khoảng 36.5 độ C – 37.5 độ C. Nếu trẻ sơ sinh ở tình trạng trần truồng nằm ở phòng có nhiệt độ khoảng 23 độ C sẽ tương đương với người lớn ở tình trạng trần trụi trong phòng có nhiệt độ 0 độ C.
- Trẻ sơ sinh mặc quần áo dài tay đội mũ và mang bao tay bao chân, có thể chịu được nhiệt độ phòng trong khoảng 25 độ C đến 28 độ C.
- Nhiệt độ phòng bình thường cho trẻ nhũ nhi ở khoảng 28-29 độ C, trẻ lớn hơn ở khoảng 26-28 độ C.
- Trẻ trên 4 tuổi có thể chịu được nhiệt gần như người lớn, nên nhiệt độ phòng có thể ở mức 26-27 độ C.
- Trẻ sơ sinh ổn trong điều kiện nhiệt độ phòng có chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài trời khoảng 6-7 độ C.
1.3 Điều hòa nhiệt độ
Chúng ta nên biết rằng, ngoài chức năng làm mát, điều hòa sẽ làm giảm độ ẩm, cũng như ảnh hưởng đến việc lưu thông không khí trong phòng. Do đó, để cân bằng nhiệt độ, không khí và độ ẩm trong phòng, bạn có thể:
- Thường xuyên mở cửa phòng nhất là vào các buổi sáng để phòng được thông khí và có thêm độ ẩm.
- Kết hợp dùng quạt thông gió để làm thoáng khí, dùng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm trong phòng.
1.4 Trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không
So sánh giữa thân nhiệt trẻ với nhiệt độ phòng như đề cập ở trên, cũng điểm chính liên quan đến điều hòa nhiệt độ, chúng ta thấy rõ, việc trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào quyết định cũng như cách sử dụng điều hòa như thế nào.
Vậy sử dụng điều hòa ra sao để bảo đảm an toàn sức khỏe cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nằm trong độ tuổi dưới 4 tuổi – Blogtretho.edu.vn mời bố mẹ cùng tham khảo tiếp thông tin hữu ích như dưới đây nhé.
2. Nên sử dụng điều hòa như thế nào cho an toàn khi nhà có trẻ nhỏ
- Bật điều hòa ở nhiệt độ sao cho nhiệt độ phòng ở khoảng 26-29 độ C. Để theo dõi nhiệt độ phòng, bạn có thể dùng nhiệt kế. Hiện nay đã có ứng dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng lẫn ngoài trời. Bạn có thể tải ứng dụng nhiệt kế này về điện thoại để sử dụng rất tiện lợi.
- Không để trẻ nằm trực tiếp dưới luồng gió máy lạnh tỏa ra.
- Không dùng điều hòa liên tục 4 tiếng. Hãy tắt mỗi 2 tiếng 1 lần, để thoáng khí khoảng 15 phút rồi bật lại. Vào đêm không nhất thiết phải bật tắt điều hòa theo khoảng thời gian này, nhưng cần bảo đảm nhiệt độ phù hợp và ổn định.
Tìm hiểu thêm: Bé ho có đờm và những điều mẹ cần biết để chăm sóc tốt cho bé
- Sử dụng quạt thông gió trong phòng nếu được. Hoặc, khi tắt điều hòa, mẹ hãy mở cửa phòng để cho phòng thoáng khí.
- Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng nếu được, hoặc có thể để một chậu nước nhỏ trong phòng trong vài tiếng. Độ ẩm trong phòng ở mức 30-50% là phù hợp. Để có thể đo độ ẩm chính xác, bạn có thể mua một chiếc ẩm kế để theo dõi.
- Tránh thay đổi nhiệt độ độ ngột. Trước khi cho bé sơ sinh ra ngoài có nhiệt độ khác với trong phòng bé nằm, mẹ nên tăng dần nhiệt độ trong phòng đến mức tương đương, để con thích ứng dần. Hoặc mẹ cũng có thể áp dụng quy tắc 3 phút, tức mở cửa phòng ít nhất khoảng 3 phút cho con ra gần cửa để con quen không khí và nhiệt độ này, trước khi ra khỏi phòng hẳn.
- Bảo đảm máy điều hòa được làm vệ sinh định kỳ, nhằm hạn chế tối đa việc vi khuẩn và nấm mốc phát triển lan vào không khí trong phòng.
3. Lưu ý quan trọng dành cho mẹ
- Mẹ luôn cần lưu ý về nhiệt độ phòng và đảm bảo mức nhiệt độ phòng ổn định, phù hợp thân nhiệt trẻ khi dùng điều hòa.
- Nếu là trẻ sơ sinh, cho con mặc quần áo dài tay, áo ghi lê giữ ấm ngực, đội mũ và mang bao tay, vớ chân. Khi trẻ sơ sinh ngủ, nên bảo đảm là con được quấn khăn để giữ ấm. Nếu là trẻ trên 1 tuổi đến dưới 4 tuổi, mẹ nên cho con mặc quần dài và áo dài tay có thể giữ ấm khi ngủ vào ban đêm và dùng thêm mền mỏng đắp ngang ngực để giữ ấm vùng ngực cho trẻ.
- Cẩn trọng trong mọi trường hợp liên quan đến việc thay đổi nhiệt độ quanh bé. Trước khi bé ra khỏi phòng điều hòa cần có sự điều chỉnh để giúp con thích ứng. Sau khi con từ môi trường bên ngoài vào phòng, mẹ cũng cần làm như vậy. Mẹ nên cho con vào phòng quen vài phút rồi mới sử dụng điều hòa giảm dần nhiệt độ đến mức phù hợp, chứ không nên giảm đột ngột.
- Nên tắt điều hòa và mở cửa phòng mỗi buổi sáng ít phút để tận dụng được không khí trong lành đầu ngày lùa vào phòng. Làm điều này không chỉ để cân bằng không khí trong phòng sau một đêm, mà còn góp phần loại trừ bớt vi khuẩn sinh sôi từ máy điều hòa.
- Tận dụng các chức năng làm ẩm, loại bỏ bụi và chức năng diệt khuẩn từ máy điều hòa (nếu có).
- Tăng cữ bú cho trẻ dưới 6 tháng và cho trẻ trên 6 tháng uống thêm nước để bảo đảm con không bị thiếu nước, dễ bị khô da và khô mũi.
>>>>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật với 6 món ngon nhất định mẹ nên cho bé thử
Như vậy, qua những chia sẻ ở trên, hẳn là bố mẹ đã biết rõ và khá chi tiết về câu trả lời cho việc trẻ sơ sinh nằm điều hòa nhiều có tốt không rồi phải không nào. Không chỉ trong mùa hè nóng bức, mà ở tất cả các mùa, theo Blogtretho.edu.vn việc bảo đảm nhiệt độ môi trường sống hài hòa với thân nhiệt trẻ sơ sinh đều rất quan trọng. Do đó bố mẹ nên lưu ý điều này, cẩn thận hơn để tạo một không gian sống tốt lành nhằm giúp con khỏe khoắn, thoải mái và hạn chế những bệnh thường gặp liên quan đến nhiệt, cũng như môi trường sống nhé.
Cát Lâm tổng hợp