Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao luôn là câu hỏi thường trực với các mẹ bỉm sữa, khi đang nuôi con nhỏ. Trên thực tế, bệnh táo bón ở bé nói chung dù không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng dễ khiến bé khó chịu, biếng ăn và dễ quấy khóc. Và “giải thoát” cho bé khỏi chứng táo bón, cũng đồng nghĩa với việc đa phần các mẹ phải “quay cuồng” đi tìm giải pháp thích hợp.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
So với vấn đề các bé bị tiêu chảy thì có lẽ việc trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ khiến nhiều mẹ khó nhận ra hơn, nếu không chú ý kỹ. Do vậy, mẹ hãy tham khảo bài viết sau của Blogtretho.edu.vn để biết được dấu hiệu khi bé bị táo bón, thậm chí là mới chỉ chớm thôi, để có cách giúp con cải thiện tình hình đi ngoài hiệu quả hơn nhé.
Contents
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Thứ nhất, trong giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì nguồn sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho bé. Song song với đó thì “nguồn thức ăn” tuy gián tiếp này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đó các mẹ. Do đó, nếu mẹ thường xuyên ăn đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ thì không chỉ khiến bản thân bị táo bón, mà nó còn khiến trẻ sơ sinh bị táo bón theo khi bú sữa mẹ.
Thứ hai, đối với những trẻ sơ sinh được bú sữa công thức quá sớm thì có thể khiến bé không quen. Hay nói cách khác là bé sẽ bị “lạ bụng” khi uống một loại sữa không phải là sữa mẹ, từ đó khiến bé dễ bị khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, nếu cơ thể bé đang mất nước trầm trọng thì cũng có thể khiến bé bị táo bón nữa đấy các mẹ.
Thứ ba, đối với các bé đã được mẹ tập cho ăn dặm thì khi thực đơn của trẻ quá ít chất xơ từ rau củ, hoặc là những món cháo/ bột mẹ nấu cho bé hơi đặc, ít nước thì cũng có thể làm cho trẻ sơ sinh bị táo bón.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
- Trẻ đi ngoài ít hơn so với bình thường: Các bé sơ sinh dưới 6 tháng thường đi ngoài 2- 3 lần/ ngày. Do đó, nếu mẹ thấy bé nhà mình sau 1- 2 ngày mới đi ngoài một lần, hoặc thậm chí tệ hơn là trên 3 ngày rồi nhưng bé vẫn chưa “đi” được thì đó là dấu hiệu của việc trẻ sơ sinh bị táo bón.
- Trẻ khóc khi đi ngoài: Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh đi ngoài không được thoải mái và dễ dàng, đặc biệt là bé thường ưỡn người để rặn và khóc lóc vì đau, thì có nghĩa là trẻ sơ sinh bị táo bón rồi đấy mẹ.
Tìm hiểu thêm: Đặt tên con gái năm 2017 ý nghĩa và may mắn đến suốt đời
- Phân khô, cứng: Đối với những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đi ngoài phân của bé thường ở dạng lỏng, phân hoa cà hoa cải và không nặng mùi. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì phân của bé sẽ đặc sệt, hoặc tạo thành từng cục khô và giống đất sét, nhiều trường hợp còn có mùi hơi chua. Đặc biệt, nếu trẻ bị táo bón ở mức độ nặng thì phân của bé còn có thể lẫn máu trong đó.
- Trẻ lười bú: Việc đi đại tiện luôn giúp các bé sơ sinh thải chất độc và cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì bụng sẽ thường căng trướng, khó chịu và có thể bị đau bụng vì lượng thức ăn đã tiêu hóa không được thải ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân sẽ khiến bé trở nên lười bú sữa hơn đấy các mẹ.
3. Cách giúp trẻ sơ sinh bị táo bón đi ngoài dễ hơn
- Cung cấp đủ chất lỏng: Trẻ sơ sinh luôn cần bú sữa mẹ để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Đặc biệt là khi trẻ bị táo bón, thì việc bú sữa mẹ lại càng trở nên quan trọng trong việc giúp bé đi ngoài được dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú sữa thật nhiều. Đồng thời, để trẻ sơ sinh nhanh hết táo bón hơn, tùy độ tuổi của bé, mẹ cũng nên bổ sung nước cho con từ 100-200 ml nước mỗi ngày nữa nhé.
- Đổi sữa công thức cho bé: Đa số các bé bú sữa mẹ thì sẽ ít bị táo bón hơn các bé bú sữa công thức. Vì vậy, trong trường hợp mẹ không đủ sữa để nuôi con mà phải nhờ đến sữa công thức thì mẹ nên lựa chọn loại sữa có bổ sung chất xơ, để bé không bị táo bón. Ngoài ra, nếu sữa công thức bé đang uống không phù hợp thì mẹ hãy đổi sữa cho con, cho đến khi chọn được sữa phù hợp với bé và giúp trẻ đi ngoài thuận lợi hơn thì thôi nhé.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ mới sinh vào mùa hè – Những bí quyết mẹ nên bỏ túi
- Cho bé ngâm nước ấm: Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên cho bé ngâm mình trong thau nước ấm từ 5- 10 phút/ lần, một ngày ngâm 2- 3 lần, để làm dịu đi những cơn khó chịu từ bụng của bé do đầy hơi, khó tiêu. Lưu ý là mẹ chỉ áp dụng cách này cho bé trên 1 tháng tuổi thôi nhé.
- Mát- xa bụng cho bé: Để có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và đi ngoài thuận lợi hơn, mẹ hãy nhân lúc bé đang đói thì mát- xa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút rồi hãy cho bé bú. Cách này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ sơ sinh bị táo bón đấy.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao sẽ không còn là một câu hỏi khó hay vấn đề khiến các mẹ đau đầu nữa, nếu nắm kỹ các lưu ý trên. Tuy táo bón không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé. Vì vậy, ngoài việc giúp bé hết táo bón thì mẹ cũng nên chú ý cải thiện ngay việc ăn uống của bản thân, để không làm giảm chất lượng sữa mẹ, khiến con bú vào không đi ngoài được. Blogtretho.edu.vn xin chúc các mẹ sẽ luôn thành công trong việc “giải quyết” chứng táo bón của con yêu, để bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh nhé.
Hoàng Oanh tổng hợp