Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

Rate this post

Phá thai như thế nào và những biến chứng thường gặp sau phá thai là những vấn đề được đông đảo thai phụ quan tâm, khi quyết định loại bỏ phôi thai trong bụng. Có thể, bạn không muốn phá thai nhưng vì một lý do bất đắc dĩ nào đó, việc đáng tiếc này vẫn xảy ra. Khi đó, điều cần thiết nữ giới cần làm là tìm hiểu mọi thông tin về việc phá thai an toàn và cách chăm sóc sau phá thai như thế nào để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Bạn đang đọc: Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

Lời khuyên cho các cặp đôi trẻ hiện nay là hãy tận dụng tối đa các phương pháp phòng ngừa thai an toàn khi quan hệ tình dục, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nếu bạn áp dụng phòng thai không đúng cách hoặc vô tình quên đi các biện pháp phòng thai dẫn tới tình trạng mang thai ngoài ý muốn, hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực nhất.

Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

1. Tìm hiểu cách thực hiện phá thai như thế nào?

Phá thai là việc kiềm hãm sự phát triển của thai hay nói cách khác là đình chỉ sự phát triển của thai bằng một phương pháp nào đó. Hiện nay có nhiều phương pháp phá thai được áp dụng như dùng thuốc nội khoa, hút thai, nạo thai. Mục đích của việc phá thai là loại bỏ bào thai và làm sạch đi chất nhầy chứa trong tử cung, đồng thời đưa chúng ra ngoài một cách an toàn. Phá thai dù diễn ra như thế nào hoặc bằng bất kỳ phương pháp gì cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản về sau. Chính vì vậy, khi bất đắc dĩ phải quyết định phá thai, chị em phụ nữ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp phá thai và thực hiện việc này tại cơ sở y tế đáng tin cậy.

Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

2. Chế độ chăm sóc đảm bảo sức khỏe sau phá thai

2.1 Những biến chứng có thể xảy ra sau phá thai

  • Xuất huyết: Dù áp dụng phá thai như thế nào thì khả năng gây ra xuất huyết sau khi phá thai là như nhau. Xuất huyết có thể là hậu quả của xơ hóa tử cung, rối loạn đông máu hay hút thai không trọn. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ.
  • Thủng tử cung: Trường hợp này có thể xảy ra khi nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Bên cạnh đó, quá trình nạo phá thai còn gây ra thủng ruột. Nếu gặp phải biến chứng này, thai phụ cần tức tốc đến bệnh việc để bác sĩ tiến hành nội soi, siêu âm và giải quyết.
  • Rách cổ tử cung: Việc rách cổ tử cung không gây ảnh hưởng đến tính mạng và thường hiếm gặp. Song, nếu gặp phải tình trạng này, nữ giới bị chảy nhiều máu tại vùng này và khả năng để lại sẹo rất cao.
  • Sót nhau, sót thai: Sót nhau, sót thai là biến chứng xảy đến với những ca phẫu thuật không thành công. Nếu sót nhau hoặc sót thai sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại. Phá thai như thế nào thì những biến chứng nguy hại cũng có thể xảy ra và chẳng ai lường trước được. Vì thế, khi gặp phải biến chứng này, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần đến ngay trung tâm y tế để thực hiện điều trị.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh khóc đêm – nguyên nhân và cách khắc phục

Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

  • Nhiễm trùng: Một số biểu hiện của nhiễm trùng như nóng sốt, đau bụng dưới dữ dội, đau nhức ở tử cung… Với đa số các biến chứng do nhiễm trùng, bác sĩ thường áp dụng kháng sinh để điều trị.
  • Vô sinh: Việc phá thai như thế nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Chính những biến chứng này lại là lý do khiến vòi trứng bị tắc nghẽn hoặc gây ra thai ngoài tử cung, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em.

2.2 Chế độ chăm sóc sau phá thai phù hợp

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo: Chị em sẽ gặp phải tình trạng ra máu âm đạo và đau bụng dưới như thời kỳ kinh nguyệt sau khi phá thai. Vì vậy, hãy thay băng vệ sinh thường xuyên 5 – 6 lần/ngày. Nữ giời vẫn vệ sinh thân thể bình thường những đối với bộ phận sinh dục, phải rửa sạch bằng nước ấm 3 – 4 lần/ngày, không rửa vào sâu bên trong và tuyệt đối không cho vật gì tác động vào âm đạo.
  • Uống thuốc và tái khám: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm cho chị em nhằm giúp các bộ phận chịu tác động khi phá thai không viêm nhiễm. Việc bạn cần làm là uống thuốc theo chỉ định và thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Thường thì sau 2 tuần, nữ giới phải quay lại cơ sở ý tế để được kiểm tra lại tình trạng sức khỏe và xác định chính xác có xảy ra biến chứng gì không.

Chăm sóc sau phá thai như thế nào để không bị ảnh hưởng sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh – cách điều trị và phòng ngừa

  • Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết để giúp nữ giới nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau phá thai. Bạn không cần phải kiêng khem quá khắt khe trong việc ăn uống. Tuy nhiên, không nên dùng những loại thực hiện dễ gây mẩn ngứa, chảy mủ và các loại thực uống có chưa ga, cồn hay chất kích thước.
  • Không quan hệ tình dục 6 tuần: Việc quan hệ tình dục sớm dễ gây viêm nhiễm ở tử cung. Sau 6 tuần kiêng cử, bạn có thể giao phối nhưng đừng quên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nhé! Vì khoảng thời gian này, chị em rất dễ mang thai khi thời kỳ kinh nguyệt đâu xuất hiện trở lại.

Và cuối cùng, việc chăm sóc sau phá thai như thế nào để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với sức khỏe không thể không nhắc đến việc phục hồi những chân thương về mặt tâm lý cho chị em. Những người thân trong gia đình cần gần gũi, động viên và chia sẻ để chị em sớm lấy lại tinh thần. Các công viện thiện nguyện cũng giúp ích cho chị em rất nhiều trong việc giúp bản thân dễ tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống hơn.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *