Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Rate this post

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thường là rất nhiều, có trẻ ngủ đến 16 đến 17 giờ/ ngày. Tuy nhiên, trẻ thường ngủ những giấc ngắn 2 – 4 giờ/ lần hoặc ngắn hơn. Việc lập thời gian ngủ cho trẻ sao cho khoa học là rất cần thiết. Vì, trẻ sẽ ngoan ngoãn, ngủ sâu giấc hơn khi mẹ tạo cho bé được thời gian ngủ nghỉ phù hợp.

Bạn đang đọc: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Trẻ trong độ tuổi sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất nên mẹ cân đặc biệt quan tâm về chế độ ăn ngủ, chơi của bé. Đây là một trong những bước tiền đề cho sự phát triển về thể chất và trí não với  trẻ về sau.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

1. Vì sao cần thiết lập thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi gần như ngủ nguyên ngày, trẻ chỉ thức dậy khi có nhu cầu để bú mẹ. Trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày nhỏ, vì vậy trẻ mau đói, nên trẻ ngủ và thức rất thường xuyên. Để đảm bảo cho giấc ngủ của bé chất lượng, cũng như mỗi khi bé thức đều được đáp ứng nguồn sữa tốt, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, để cung cấp lượng sữa cần thiết và giàu dinh dưỡng cho trẻ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Cũng ở giai đoạn này, trẻ chưa nhận thức và chưa phân biệt được giữa thời gian ngày và đêm, vì vậy có những trẻ thường thức vào ban đêm, lại ngủ vào ban ngày nhiều. Phổ biến, thời gian ngủ của trẻ thường khoảng 8 – 9 giờ vào ban ngày và tầm 8 giờ vào ban đêm. Để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc và có thời gian ngủ phù hợp trong ngày, các mẹ nên thiết lập được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh một cách đầy đủ và khoa học. Điều này góp phần bảo đảm cho việc phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Vậy cách thiết lập giờ giấc ngủ của trẻ sơ sinh một cách khoa học là như thế nào? Mẹ tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.

2. Cách thiết lập thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Thiết lập thời gian ngủ của trẻ sơ sinh không phải là việc làm đơn giản và có thể thực hiện ngay, mà nó cần một quá trình theo dõi và chú ý kỹ lưỡng của người mẹ. Để tạo được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học và giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn, các mẹ cần phải quan tâm một số vấn đề sau:

2.1 Tập cho trẻ thấy được sự khác biệt giữa ngày và đêm

Nhiều mẹ khổ sở vì con có thói quen thức đêm. Vì vậy, khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu giúp trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành nhiều thời gian tương tác với bé. Nên để phòng của trẻ đầy ánh sáng, giảm thiểu những tiếng ồn xung quanh. Khi mẹ cho trẻ bú nên quan sát và nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy.

Tìm hiểu thêm: Tên tiếng anh hay cho con trai và con gái ba mẹ nên đặt

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Vào ban đêm nếu trẻ thức dậy mẹ cũng đừng chơi đùa cùng với trẻ. Các mẹ nên hát những bài hát ru cho bé, hạn chế tương tác, hay dành cho trẻ một nụ hôn nhẹ để trẻ có thể đi vào giấc ngủ lại dễ dàng hơn.

2.2 Quan sát và tìm thấy được những dấu hiệu thấy bé mệt

Khoảng 6 – 8 tuần đầu tiên, trẻ không thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Trường hợp, trẻ thức lâu hơn 2 tiếng, có thể trẻ mệt hoặc đang mắc chứng khó ngủ. Đây là lúc các mẹ cần kiểm tra xem trẻ có mệt hay không bằng cách, xem bé có dụi mắt, bứt tai hay không, bé có tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không? Nhờ bản năng của mẹ, mẹ sẽ nhận thấy được những sự thay đổi của trẻ để có cách điều chỉnh phù hợp.

2.3 Xem xét việc tập cho trẻ thói quen vào thời gian đi ngủ

Tạo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh không bao giờ là quá sớm, vì vậy khi có thể, các mẹ hãy tập dần cho trẻ. Tạo cho trẻ thói quen đi vào giấc ngủ bằng cách hát những bài hát ru, âu yếm và hôn nhẹ vào má như một hành động chúc bé ngủ ngon.

2.4 Cho trẻ cơ hội đi vào giấc ngủ một mình

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

Khi trẻ khoảng 6 – 8 tuần tuổi, mẹ đã có thể tập cho trẻ tự đi vào giấc ngủ một mình. Đặt trẻ xuống khi trẻ buồn ngủ, nên tránh những tiếng động lớn, tránh lắc lư người trẻ để có trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Bố mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ, nếu bố mẹ thiết lập và tập cho con. Để tập thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học có hiệu quả, cũng đòi hỏi ở các mẹ sự kiên trì và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn, kiên nhẫn tập luyện hơn.

3. Một số lưu ý để cho trẻ được giấc ngủ ngon mẹ nên biết

Đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những việc làm quan trọng, vì vậy các mẹ cần phải nhận thức và xác định rõ ràng điều này.

Nhằm tạo được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh hợp lý, cũng như giúp trẻ dễ đi sâu và giấc ngủ dễ dàng hơn, các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ nên cho bé làm quen với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày nhiều hơn. Đây là một trong những cách giúp trẻ phân biệt được thời gian ngày và đêm. Không nên giữ hoặc ủ ấp trẻ quá lâu hay quá nhiều trong phòng thiếu ánh sáng vào ban ngày.
  • Tương tự, mẹ cũng cần tập cho con làm quen với thời gian ban đêm. Vào thời gian của đêm, mẹ nên hạn chế/ giảm bớt ánh sáng trong phòng đi.  

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – mẹ thiết lập sao cho khoa học?

>>>>>Xem thêm: Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

  • Khi cho trẻ ngủ, mọi người nên tạo không gian yên tĩnh, tắt ánh sáng và âm thanh trong phòng ngủ của trẻ. Đồng thời, phải đảm bảo về nhiệt độ, thông thoáng để giúp trẻ dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.
  • Thay những bộ áo quần thoáng mát, có tình thấm mồ hôi tốt cho trẻ khi ngủ.
  • Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng liều lượng, không nên cho trẻ ăn quá no hay quá đói như vậy giấc ngủ của trẻ không hoặc kém chất lượng, dẫn đến tình trạng  trẻ quấy khóc khi ngủ .

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phù hợp không những giúp mẹ chăm con tốt hơn, khỏe hơn, đỡ vất vả hơn, mà quan trọng hơn, còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về sau này. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mẹ hãy chăm chút cho từng giấc ngủ của con một cách khoa học, để bé luôn khỏe mạnh mẹ nhé.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *